16:20 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhà sáng chế mang tên… “lão nông”

Thứ bảy - 29/08/2015 10:42
Thấu hiểu được nỗi cơ cực của người nông dân mỗi khi đến mùa sản xuất và thu hoạch với quá nhiều công đoạn để hoàn thành công việc của mình, lão nông Đinh Công Viên ở thôn Khuyến Công, xã Khải Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã miệt mài nghiên cứu, đã sáng chế ra máy công nghiệp phục vụ cho sản xuất, giảm gánh nặng cho bà con nông dân.
Thời trẻ ông Viên từng tình nguyện đi thanh niên xung phong rồi tham gia dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trở về quê, ông xây dựng gia đình, cùng vợ làm ruộng nuôi 9 người con. 

 
Nhận thấy nỗi vất vả của gia đình, vợ con khi quanh năm chân lấm tay bùn với rất nhiều công đoạn trong sản xuất và thu hoạch nông nghiệp, ông đã nảy ra ý tưởng sáng chế máy công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian làm việc cho nông dân; đồng thời ông cũng mong muốn được giúp bà con nhân dân nơi ông sinh sống có thể giảm đi sự vất vả, cơ cực mỗi khi vụ mùa đến, rút ngắn thời gian để sản phẩm nông nghiệp của người nông dân không bị hư hỏng.

 
Từ chiếc máy một chức năng…

 
Khoảng năm 1997, ông Viên bắt tay vào công trình sáng tạo sản phẩm máy công nghiệp để phục vụ cho nhà nông. Sự khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Mỗi lần gặp những bế tắc trong lắp ráp, ông dừng lại, vẽ mô hình ra, tỉ mỉ nghiên cứu rồi lại làm tiếp, không hề hấp tấp, vội vàng. Ông chịu khó nhặt nhạnh những mảnh sắt vụn, có những thứ phải mua để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình. 

 
Ông chia sẻ: “Có những thời điểm khó khăn, gia đình không có tiền, tôi sẵn sàng đi vay mượn hàng xóm để mua vật liệu về lắp ghép. Sau đó lại lo chạy vạy để trả cho người ta. Chả ai tin tôi có thể làm được, chính vì vậy mà khó khăn chồng chất khó khăn”.

 
Sản phẩm đầu tiên ông cho ra đời vào năm 1999 là máy tẽ ngô giúp người nông dân có thể bóc tách ngô một cách nhanh chóng và chuẩn xác, tiết kiệm công sức và thời gian. Sau đấy, ông tiếp tục sáng tạo ra những chiếc máy với những chức năng khác nhau như: máy nghiền ngô, máy cắt cỏ, máy chế biến thức ăn cho gia súc, máy gieo cấy trên đồng ruộng.

 

Đến sản phẩm công nghiệp “5 trong 1” nổi tiếng cả nước

 
Điều tuyệt vời là cùng một chiếc máy ông Viên sáng tạo ra, chỉ cần thay sàng theo phương pháp cơ động có thể có tính năng, công dụng khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sự thành công này khiến rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực khoa học phải “ngả mũ” thán phục.

 
Để có được sản phẩm với nhiều tính năng độc đáo, không ít lần ông Viên phải tháo ra, lắp lại rồi thay đổi vị trí của từng bộ phận. “Tôi chưa hề nghĩ rằng sẽ nản chí nếu thất bại, ý nghĩ phải sáng chế ra chiếc máy thay thế sức lao động của người nông dân đỡ vất vả hơn không cho phép tôi bỏ cuộc” – ông Viên chia sẻ. 

 
Sự nỗ lực không mệt mỏi của ông Viên đã được đền đáp. Năm 2000 ông sáng tạo thành công chiếc máy đa năng có thể làm 5 việc khác nhau như: vò lúa, vò đậu tương, vò đậu xanh, tuốt lạc, đập rễ ngô và nhiều công dụng phụ khác. 

 
Ông Viên kể lại giây phút đưa máy vào thử nghiệm và thành công: “Tôi cho một bó lạc mới nhổ về bỏ vào máy. Chỉ sau vài giây, củ lạc sẽ chạy ra một ống bên máy, còn lá và thân cây lạc chạy ra ống bên kia, cực kì nhanh gọn, chính xác. Giây phút đó tôi vô cùng hạnh phúc và mừng rỡ khi nhìn thấy thành quả của mình sau đằng đẵng một thời gian dài cần mẫn sáng tạo”. 

 
Từ năm 2000 đến năm 2004, các loại máy do ông Viên sáng tạo đã bán được hơn 40 cái phục vụ cho nông dân các tỉnh phía Bắc như Hà Nam, Lạng Sơn, Tuyên Quang... Ông Viên cho biết, khi có nhiều đơn đặt hàng  ông mới thuê nhân công, còn bình thường thì chỉ một mình ông làm. 

 
“Tự tôi làm sẽ tập trung hơn và tìm ra được những sai sót nhỏ để khắc phục, hoàn thiện sản phẩm” – ông cho biết. Ông thường đặt mình vào cương vị người mua, luôn mong muốn có sản phẩm tiện ích, dùng bền mà giá thành hạ. Bởi vậy nên ông không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện sản phẩm của mình. 

 
Sản phẩm của ông Đinh Công Viên trên thị trường hiện nay có giá khoảng 4-5 triệu đồng/máy. Ông thường xuyên nhận đơn đặt hàng ở trong tỉnh và các tỉnh lận cận. Ông quý lắm những người về tận đây xem ông lắp ráp, tận mắt chứng kiến chiếc máy  “5 trong 1” của ông làm việc trong sự ngạc nhiên và thán phục. Ông đề cao sự tỉ mỉ trong làm việc khi lắp ghép máy để mỗi người nông dân có thể sử dụng chúng bền lâu và chất lượng.

 
Tiễn khách ra về, ông Viên còn dặn dò thêm rằng ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình để nhiều người biết đến sản phẩm và không chỉ ngoài Bắc, ông muốn người nông dân ở trong Nam cũng sẽ đỡ vất vả hơn nếu như sử dụng chiếc máy ông sáng tạo để phục vụ cho nông nghiệp.

 
Nhìn đôi tay dẻo dai, đôi mắt sáng tinh nhanh của ông dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, tôi tin rằng  ông  còn nung nấu sẽ sáng tạo thêm nhiều  máy công nghiệp khác để phục vụ bà con nông dân với ước mong “để người nông dân bớt khổ”.
 
Theo Báo Pháp Luật
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1149735

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71377050