10:18 EDT Thứ sáu, 10/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ năm - 27/09/2018 21:44
Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là một chương trình rất thành công do Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp thực hiện.

Qua 2 năm thực hiện, chương trình đã xây dựng được các mô hình trình diễn với diện tích lên đến 97,5 ha tại 13/13 tỉnh thành vùng ĐBSCL.

07-42-06_mh_lu_thong_minh
Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là một chương trình rất thành công

Sự thành công của chương trình này trước hết là đã chuyển giao được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác hiệu quả đến đông đảo bà con nông dân trồng lúa.

Qua 3 vụ lúa, đã có tổng cộng 195 nông dân trồng lúa được tập huấn, chuyển giao và thực hành ngay trồng đồng ruộng. Với sự tư vấn, đào tạo chuyên sâu của ban tư vấn gồm các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, bà con nông dân còn được cán bộ kỹ thuật trung tâm khuyến nông các tỉnh cùng với cán bộ kỹ thuật của Cty CP Phân bón Bình Điền “tận tay chỉ việc”, từ đó bà con thực sự nắm bắt rất vững kiến thức về canh tác lúa để canh tác lúa đạt hiệu quả.

Rất nhiều bà con nông dân sau khi thực hiện chương trình được các nhà khoa học gọi với tên là “Chuyên gia nhà nông”, những người có đủ kinh nghiệm và kiến thức để vận dụng tốt các giải pháp canh tác vào sản xuất của chính mình đồng thời chuyển giao đến đông đảo bà con nông dân khác.

Ngoài ra, chương trình cũng đã tập huấn cho hơn 3.000 lượt nông dân khác ở các địa phương về kỹ thuật canh tác lúa phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

Thứ hai, hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa ở trong các mô hình thật sự rất đáng ghi nhận trong tình cảnh điều kiện sản xuất lúa ngày càng khó khăn. Năng suất bình quân tăng 500 - 700 kg/ha, tiết kiệm chi phí sản xuất 1,2 - 1,9 triệu/ha góp phần tăng lợi nhuận từ 3,5 - 5,9 triệu đồng/ha so với sản xuất truyền thống của bà con nông dân lân cận.

Trong tình thế sản xuất lúa đang gặp rất nhiều khó khăn, việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp canh tác hiệu quả đã góp phần cải thiện và gia tăng thu nhập, giúp bà con nông dân trồng lúa an tâm sản xuất.

Thứ ba, chương trình đã tổng kết được các giải pháp canh tác mà chúng tôi gọi là “thông minh”, hiệu quả và phụ hợp nhất để bà con trồng lúa trong chương trình áp dụng vào sản xuất.

Những điểm mẫu chốt trong canh tác lúa thông minh bao gồm:

1/ Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất (giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…).

2/ Ứng dụng các giải pháp đồng bộ giúp cây lúa khoẻ, cho năng suất và chất lượng cao (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM, làm đất khoẻ, bón phân cân đối hợp lý,…).

3/ Áp dụng cơ giới hoá vào canh tác ở tất cả các khâu từ làm đất, xuống giống, bón phân, thu hoạch… Các biện pháp canh tác ở đây không mới, nhưng vấn đề là làm sao để bà con nông dân có thể áp dụng đúng và đồng bộ vào trong canh tác để tăng hiệu quả sản xuất và chương trình canh tác lúa thông minh đã làm được điều đó.

Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu thực sự là một chương trình rất hữu ích, các giải pháp canh tác từ chương trình này cần được nhân rộng ra sản xuất đại trà, như lời của GS.TS Mai Văn Quyền – Trưởng ban tư vấn chương trình đã phát biểu.

Trong thực tế, ở hầu hết các mô hình đã áp dụng chương trình này bà con nông dân đều tiếp tục thực hiện và nhân rộng ra các diện tích canh tác lân cận. Chương trình này còn được áp dụng rộng rãi trong các mô hình cánh đồng lớn, sản xuất lúa chất lượng cao tại Long An, VietGAP, dự án VnSAT ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng trong các vụ tiếp theo.
THS. HỒ THẾ HUY/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 128


Hôm nayHôm nay : 36646

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60828399