07:55 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhận thức đúng, xác lập niềm tin, không quay lưng với thịt lợn

Thứ ba - 26/03/2019 23:21
Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là một dịch bệnh nguy hiểm trên lợn, lây lan phức tạp, nguồn virus sẽ còn tồn tại dai dẳng trong môi trường. Việc phòng chống dịch sẽ phải có chiến lược lâu dài, từng bước thích ứng, đi đôi với xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững...

* Tái cấu trúc, xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững

18-14-20_4540ee1bfc05d9e04d1
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp trực tuyến chống dịch tả lợn Châu Phi 

Thịt lợn luôn là thực phẩm quan trọng, truyền thống của người dân Việt Nam. DTLCP lại là bệnh không lây sang người cũng như vật nuôi khác, vì vậy trong phòng chống dịch, phải vừa đảm bảo để tiêu thụ thịt lợn diễn ra bình thường, giúp hoạt động chăn nuôi lợn phát triển ổn định...

Trước diễn biến phức tạp của DTLCP, ngày 21/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống DTLCP. BCĐ do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT làm Trưởng ban, Cục Thú y là cơ quan thường trực, cùng các thành viên là lãnh đạo 11 bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế, Công an, Công thương, Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia...

Tính đến ngày 26/3, dịch đã làm trên 64 nghìn con lợn phải tiêu hủy. Đa số các ổ dịch đến nay phát sinh từ các cơ sở, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thực hiện an toàn sinh học chưa chặt chẽ trong chăn nuôi. Từ đặc thù này, cho thấy việc triển khai xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học đang là yêu cầu tất yếu và cấp bách trong thời gian tới, đây cũng là yếu tố nhằm tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo quy mô lớn, hiện đại, theo quy hoạch và được kiểm soát theo chuỗi... Trong chiến lược xây dựng chăn nuôi lợn an toàn sinh học, việc nghiên cứu SX vacxin phòng bệnh DTLCP là một trong những vấn đề quan trọng.

Cùng với việc thúc đẩy triển khai các biện pháp phòng, chống dịch chung, khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, tới đây: sẽ phải đặc biệt tập trung cao độ cho các trang trại chăn nuôi lớn. Bởi đây không chỉ là các cơ sở cung ứng nguồn thịt lợn quy mô lớn cho nhân dân, mà còn là nơi cung cấp nguồn giống, nhất là phục vụ cho công tác tái đàn, phục hồi SX sau khi hết dịch. Với công tác tuyên truyền, cần phải hết sức lưu ý để làm sao người dân không quay lưng với thịt lợn, để họ hiểu được DTLCP là bệnh không lây lan sang người cũng như lây sang các vật nuôi khác, thịt lợn vẫn hoàn toàn an toàn nếu được nấu chín...

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
(Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi)
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181


Hôm nayHôm nay : 42364

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1048066

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72730775