13:12 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều nông sản Việt Nam đang tìm “cửa” vào Australia

Thứ ba - 08/05/2018 23:19
Việt Nam có rất nhiều nông sản nhiệt đới, rất đặc sản, có thể xuất khẩu sang Australia nhiều hơn nữa.

Hôm nay (8/5), tại thủ đô Canberra, Australia diễn ra Đối thoại chính sách nông nghiệp Việt Nam - Australia. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh dẫn đầu, tham dự cuộc Đối thoại.

Tại cuộc đối thoại, Việt Nam đề nghị Australia đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường đối với quả chanh leo và đề nghị Australia nhập khẩu nhãn, mặt hàng đặc sản có chất lượng cao của Việt Nam.

Quan chức nông nghiệp Việt Nam và Australia đã có cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và hiệu quả nhằm đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận đạt được tại cuộc đối thoại lần trước vào năm 2016.

 

nhieu nong san viet nam dang tim cua vao australia hinh 1
Nông sản Việt Nam (ảnh: Thời báo kinh doanh)

 

Tham gia cuộc Đối thoại lần này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đề xuất phía Australia tạo điều kiện để một số nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Australia.

“Các nông sản của chúng ta phần lớn không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau, vì thế đây là cơ hội để chúng ta tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản hai chiều. Đặc biệt là ngài Thứ trưởng và quý vị đều biết, hiện nay chúng tôi là một thị trường nông sản lớn, nhập khẩu từ Australia nhưng ngược lại chúng tôi cũng là nước có rất nhiều nông sản nhiệt đới, rất đặc sản, có thể xuất khẩu sang Australia nhiều hơn nữa”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nói.

Cụ thể, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Australia đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường đối với quả chanh leo và đề nghị nước này nhập khẩu nhãn của Việt Nam. Việt Nam cũng đề nghị Australia cung cấp các yêu cầu cụ thể về điều kiện vệ sinh thú y đối với một số sản phẩm thịt các loại, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa để Việt Nam nghiên cứu tìm cách đưa các mặt hàng này vào Australia.

Trong khi chờ đợi Australia rà soát chính sách, Việt Nam cũng khuyến khích doanh nghiệp Australia đầu tư phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam để có thể xét nghiệm tôm xuất khẩu trước khi xuất vào Australia; đề nghị Australia đánh giá và công nhận tương đương năng lực của các phòng thử nghiệm được chỉ định của Việt Nam, không lấy mẫu xét nghiệm 100% lô hàng như hiện nay, gây tốn kém và mất nhiều thời gian.

Tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia Malcolm Thompson đề nghị, trong thời gian tới, hai bên cần tiếp túc thúc đẩy thảo luận về việc mở cửa thị trường rau củ quả, thịt động vật và các sản phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt, trong lĩnh vực động vật lấy thịt và thủy hải sản, Thứ trưởng Malcolm Thompson cho rằng, hai bên cần thúc đẩy nhóm làm việc trong lĩnh vực này sớm gặp mặt để có những thảo luận chi tiết hơn, đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu mặt hàng này của mỗi nước.

Mặc dù chỉ có khoảng 24 triệu dân, điều kiện khí hậu không quá thuận lợi trong khi chỉ có khoảng 50% diện tích đất có thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp nhưng Australia là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất nông nghiệp.

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ và chính sách thúc đẩy nông nghiệp hợp lý nên tuy chỉ có 2% lực lượng lao động Australia làm việc trong ngành nông nghiệp nhưng lại sản xuất lượng hàng hóa khổng lồ đủ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu tới 80% tổng sản lượng. Do làm việc với năng suất cao và hàng hóa có giá trị lớn nên thu nhập bình quân của người nông dân Australia cũng lên đến 100.000 USD/năm, cao hơn GDP bình quân đầu người của Australia (60.000 USD/năm)./.

Theo VOV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266923

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313894