Trồng bơ Booth
Theo NNO, Bơ Booth, loại cây được du nhập từ Mỹ đang gây sốt tại các tỉnh Tây Nguyên. Ở Đắk Nông, bơ Booth được thương lái thu mua với giá từ 75.000 - 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hàng. Ông Nguyễn Khắc Ngữ ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (huyện Đắk Mil, Đắk Nông) chia sẻ “So với cà phê, trồng bơ hiệu quả hơn hẳn do đầu tư ít, thu nhập lại cao hơn trên cùng một diện tích. Trồng bơ Booth thì lợi nhuận càng nhiều hơn do trái vụ, năng suất và giá bán lại cao hơn. Bơ nội địa bình quân khoảng 10.000 đồng/kg thì bơ Booth có giá tại vườn từ 75.000 đồng/kg trở lên”.
Làm giàu từ trồng bơ Booth
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Kiến Phương ở thôn 5, xã Quảng Sơn (Đắk Glong, Đắk Nông) cũng hân hoan trong niềm vui sau sự khởi đầu thành công từ cây bơ Booth. Hiện trang trại của anh Phương đã trồng được 4.000 cây với khoảng cách 7m x 7m, mỗi ha trồng trên dưới 200 cây. Hiện hơn 1.000 cây bơ của anh đã cho trái, cây rất lớn và nhiều trái, rất ít bị sâu bệnh.
Nếu tính ra mỗi cây bơ cho thu hoạch 200 kg, mức giá trung bình là 50.000 đồng/kg thì một cây bơ cũng đem về trên 10 triệu đồng. Với 1.000 cây, gia đình thu về cả chục tỷ đồng/năm, tính ra lợi nhuận lên đến cả tỷ đồng/ha. Việc chăm sóc giống bơ nhập ngoại này cũng giống như những cây bơ khác.
Cây sưa
Làm giàu từ trồng cây sưa
Theo Người đưa tin, có hai loài sưa chính là: sưa trắng và cây sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối.
Gỗ sưa đỏ hay còn gọi là gỗ huỳnh đàn đỏ, gỗ huê, trắc thối thuộc gỗ nhóm IA, có tên khoa họcDalbergia tonkinensis Prain.
Hiện nay gỗ sưa đỏ cực kỳ quý hiếm, cây hoang dại trên đồi núi bị khai thác gần hết, lượng cây gỗ sưa trong các công viên ngày càng giảm trước sự đe dọa của sưa tặc có thể chặt chộm bất cứ lúc nào
Hiện tại giá cây gỗ sưa được bán với giá rất cao, dao động từ 1.5 triệu – 10 triệu/ 1 kg tùy vào chất lượng gỗ
Giá giống cây sưa đỏ cũng giao động từ 3.000 – 8.000 vnđ/ 1 cây theo chiều cao của cây giống
Nhân sâm Việt Nam - Đinh Lăng
Theo Viện Dược Liệu Việt Nam thì Cây Nhân Sâm Việt Nam (NIMM) có các công dụng chủ yếu như sau: chống viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị hen suyễn, làm lợi tiểu, điều trị các bệnh ngoài da do nấm gây ra, có khả năng kiểm soát được một số loại ốc được cho là vật chủ có chứa giun sán,làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể... và nhiều công dụng khác.
Theo VNE, Ông Phạm Quốc Hoàn, người nông dân được mệnh danh là tỷ phú với vườn đinh lăng hơn 4 mẫu cho biết, ông trồng cây đinh lăng từ năm 1994 và loại cây dược liệu đã không phụ lòng người tâm huyết với nó. Ông chia sẻ: “Đã có thương lái về trả tôi 1 tỷ cho cái vườn đinh lăng 3 tuổi này. Nhưng tôi không bán. Tôi cứ để đó, để càng lâu càng có giá, hơn nữa, tôi còn tận dụng lấy giống trồng gối vụ”
Làm giàu từ trồng cây đinh lăng
Cũng giống như ông Hoàn, nhiều người nông dân ở đây đã trở thành tỷ phú nhờ cây đinh lăng. Với giá thu mua toàn bộ rễ, gốc, thân lá tại thị trường huyện từ 20.000 đến 25.000 đồng một kg. Nếu trồng 1 sào, 3 năm sau cho thu nhập 30- 45 triệu đồng; chi phí giống 1,5- 2 triệu và phân bón từ 400.000 - 600.000 đồng một sào; người nông dân trung bình lãi ròng 19 - 21 triệu đồng một sào một năm (tương đương 520- 580 triệu đồng mỗi ha một năm).
Sầu riêng
Ưu điểm của việc ghép cây sầu riêng là giảm được chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian ra trái. Thông thường trồng sầu riêng phải từ 5-6 năm mới có quả, nhưng cây ghép chỉ trong vòng 3 năm đã có thể thu hoạch.
Làm giàu từ trồng cây sầu riêng
Thông tin từ VNE, Ông Nguyễn Thanh Cường ở ấp 9, xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đã có hơn 4 ha sầu riêng, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 70 tấn. Sau khi trừ chi phí, ông còn lời khoảng 1,2 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Tuyết, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Nhơn Nghĩa: "Sầu riêng là cây trồng chủ lực của xã Nhơn Nghĩa, giúp bà con làm giàu. Hiện toàn xã có gần 200 ha sầu riêng, chiếm một phần tư diện tích đất nông nghiệp. Xã đã hỗ trợ cho 18 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để trồng cây sầu riêng cho năng suất cao.
Chanh không hạt
Làm giàu từ trồng chanh không hạt
Chanh không hạt dễ trồng, ít bị sâu bệnh lại cho trái quanh năm, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 18 tháng. Theo báo Tiền Phong, trung bình một cây sẽ cho khoảng 40 kg, năng suất trung bình khoảng 30 - 40 tấn trái/ha/năm, bán với giá dao động từ 20 - 30.000 đồng mỗi kg, trừ chi phí nông dân còn lãi trên 400 triệu đồng một ha.
Ở tuổi 30, anh Nguyễn Văn Thật, ở xã Đông Thạnh (Châu Thành, Hậu Giang) là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phước với doanh thu trên một tỷ đồng mỗi năm, từ việc cung cấp chanh không hạt giống và thu mua sản phẩm. Năm 2014, hợp tác xã Thạnh Phước của anh Thật cung cấp trên 200.000 cây giống chanh không hạt và thu mua trên 60 tấn trái để bán cho doanh nghiệp, trừ chi phí còn lãi trên một tỷ đồng. Ngoài ra, còn giúp cho gần 20 lao động nông thôn có việc làm ổn định với mức thu nhập trên 3 triệu đồng mỗi tháng. Với những thành quả trên, anh Thật vinh dự được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng "Sáng tạo trẻ" năm 2012.
Cây Sơn ta
Bà con huyện Tam Nông đang làm giàu từ khai thác nhựa sơn. Ảnh báo tintuc
Cũng theo Người đưa tin, cây Sơn ta có giá trị kinh tế thu từ nhựa cây – nhựa Sơn ta là nguồn nguyên liệu quý rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp như làm đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn dầu,…) sơn tàu thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện,… Rễ, lá, vỏ quả dùng chữa bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, ngã tổn thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao phổi,….
Giá nhựa hiện nay 300.000 – 400.000 vnđ/ 1 cây, 1ha trồng 1.500 cây. Cây Sơn thu hoạch liên tục, 1ha cây sơn cho thu hoạch 300kg/ 1 năm, nếu thị tường giá 300.000 vnđ/ 1 kg thì tương đương 90 triệu / 1ha/ 1 năm. Cây Sơn thu hoạch trong 4 – 5 năm, cây già và trồng lại.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn