23:45 EST Thứ ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những người say chuyện chăn nuôi

Thứ tư - 19/10/2016 22:30
Trở lại vùng đất xã Sơn Lâm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi mới của làng quê vốn dĩ nghèo đói thuở trước, bây giờ đã thành làng quê trù phú. Bốn bề bạt ngàn màu xanh: xanh núi, xanh đồi, xanh vườn. Khá nhiều gia đình xây dựng nhà cửa khang trang, vườn sum suê cây trái.

nhung nguoi say chuyen chan nuoi

Nuôi hươu vẫn là nghề "hái" ra tiền ở Hương Sơn

Sơn Lâm hiện có 802 gia đình, 3.088 nhân khẩu (trong đó, giáo dân chiếm 52%). Tôi bám chân anh cán bộ nọ đi mỏi cả 7 thôn, mới vỡ lẽ ra rằng: Cái đói đã biến mất, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm một giảm. Một xã chỉ cách đây 10 năm, dân đi xe đạp, còn xe máy thì đường có nhiều đoạn “ổ voi, ổ gà”, phải nhờ người “đẩy hộ” mới qua nổi. Vậy mà, cả xã bây giờ đã có tới 19 km đường bê tông.

Ông Hoàng Xuân Bằng - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Ở một xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa như Sơn Lâm khi trình độ dân trí còn thấp, nếu cán bộ và đảng viên không gương mẫu hành động trước thì không thể thành công được. Ở đây, dân tâm phục, khẩu phục Lê Trọng Lài, một người cán bộ thuộc diện “nói ít, làm nhiều”. Thắt chặt mối đoàn kết giữa Đảng và dân, giữa lương và giáo, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng Sơn Lâm đổi mới toàn diện. Chính các mô hình chăn nuôi và trồng rừng, bảo vệ rừng, người dân ở đây đã được ông Lài tạo mọi cơ chế, chính sách để phát triển”.

Ông Bằng cho biết thêm: “Hiện tại, ông Lài mới nghỉ hưu năm ngoái, nhưng bây giờ đã trở thành ông chủ chăn nuôi lớn nhất huyện”. Nghe ông Bằng nói vậy, tôi chịu khó theo dọc cánh rừng keo lá tràm để tìm cho được trang trại của ông Lài. Ông Lài rất thành thật: Sau khi hai vợ chồng cùng nghỉ hưu, thấy mình còn khỏe, đứa con út học xong chưa xin được việc làm, cách tốt nhất là mở hướng chăn nuôi quy mô lớn, vừa có thu nhập, vừa tạo việc làm cho con và một số thanh niên trẻ khác.

Hai mươi năm trước, người dân xã Sơn Lâm không chỉ biết Lê Trọng Lài là cán bộ biết thuyết phục, vận động nhân dân chăn nuôi hươu, quy hoạch xây dựng vườn đồi, vườn rừng mà ông ngày làm việc xã, tối về lọ mọ băm chuối, cắt cỏ nuôi lợn, nuôi hươu. Tuy nhiên, vì việc công, nên ông chỉ nuôi quy mô nhỏ. Nhà ông Lài hồi ấy nuôi 7 con hươu, 4 ổ lợn nái, 5 tổ ong. Tuy số lượng ít nhưng đúng kỹ thuật và biết linh hoạt tìm đầu ra theo cơ chế thị trường, nên cả 3 nguồn đều có thu nhập khá. Đây cũng là nền tảng giúp ông phát triển tư duy kinh tế chăn nuôi. Việc chăn nuôi lợn với tổng đàn 1.200 con lần này, dù mới nhập cuộc, nhưng trước lúc làm, ông Lài đã dành nhiều thời gian đi thực tế các nơi để học hỏi kinh nghiệm, sau đó, tìm đối tác liên doanh.

Tôi vào thăm trang trại lợn đúng lúc cha con ông và 2 thanh niên giúp việc đang tắm cho lợn. Đàn lợn con nào con nấy bụng căng tròn. Ông Lài bật mí: “Đã lao động chăn nuôi thì không nhàn rỗi và phải chịu vất vả thôi. Vất vả, nhưng vui bởi gia đình có thêm thu nhập. Mới 2 đợt xuất hàng, trừ mọi chi phí cũng lãi hơn 40 triệu đồng”.

Rời trang trại của ông Lê Trọng Lài, tôi tiếp tục tìm tới mô hình của cô giáo Lê Thị Hương (thôn Lâm Trung), là giáo dân, đảng viên mẫu mực. Hiện nay, chuồng hươu của gia đình cô có tới 50 con, là một trong những hộ có tổng đàn hươu lớn nhất huyện Hương Sơn.

Anh Phan Văn Luật (chồng cô Hương) xởi lởi: “Bà xã tôi không phải là người ham nuôi nhiều hươu đâu nhưng được cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ và ngân hàng cho vay vốn mới mạnh dạn làm. Sở dĩ cả làng ai cũng thích nuôi hươu, bởi đầu tư vốn không lớn, lại không gây ô nhiễm môi trường”. Theo tiết lộ của cô Hương: “Một con hươu đực tốt 6 tháng tuổi, có thể bán được từ 15-20 triệu đồng. Một con hươu cái đẹp 5 tháng tuổi, giá khoảng 7-10 triệu đồng”. Tiền lãi từ chăn nuôi hươu của gia đình cô Lê Thị Hương khoảng 100-120 triệu đồng/năm.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trọng Thuần bày tỏ vui mừng khi trong làng, trong thôn không khí làm ăn sôi nổi. Lương - giáo đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, liên kết tạo nên sức mạnh lớn. Anh Thuần cho biết: Hiện nay, toàn xã có 67 mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, làm dịch vụ - thương mại; khoảng 50% mô hình có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng trở lên. Tôi tin, hướng đi này là hướng hay của xã miền núi Sơn Lâm trong hiện tại và cả tương lai.

Theo Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 325


Hôm nayHôm nay : 170816

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 788664

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73835635