19:49 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những nông dân sáng tạo

Thứ bảy - 29/04/2017 11:40
Từ chủ trương của huyện, tỉnh, nông dân ở xã Khánh Thành, Yên Khánh, Ninh Bình đã liên kết với nhau, đồng thuận trong tích tụ ruộng đất để lập những vùng chuyên canh lớn. Họ mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nắm bắt thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Khánh Thành đang là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp sạch ở Ninh Bình.

Điểm sáng

Từ trung tâm huyện Yên Khánh về xã nông thôn mới Khánh Thành xấp xỉ 17 cây số. Đường bê tông phẳng lì, chạy thẳng về trung tâm xã, vào thôn, ra đồng, ra ruộng. Ấy vậy mà cách đây chỉ 6 - 7 năm, nói đến đi công tác vùng này, nhiều cán bộ huyện, cán bộ tỉnh không khỏi e ngại. Con đường đất rải đá cấp phối gồ ghề sống trâu, ổ voi, ổ gà…, ngày nắng bụi mù mịt, ngày mưa lầy lội chỉ có nước dắt xe. Ngần ấy cây số thôi nhưng mất cả ngày, cả buổi… Chẳng thế mà lưu truyền câu vè: Ai đi xứ sự mười đông/ Không bằng công tác Khánh Công, Khánh Thành…

Từ ngày có đường mới, Khánh Thành khác nhiều. Đời sống kinh tế khá lên, nhà cửa được xây dựng khang trang. Ngoài đồng, những ruộng lúa đang thì làm đòng, những vườn rau, màu sắp thu hoạch xanh mướt. Bộ mặt nông thôn mới ngày càng đổi thay tích cực. Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thành Phạm Văn Huynh kể, có anh thanh niên nhà xóm trong, đi làm ăn xa hơn 2 năm về thăm nhà bỗng dưng bị lạc lối. Anh phải ghé vào nhà bên đường để hỏi thăm lối về chính… nhà mình. Dân gian giờ lại có câu vè: Ai đi Nhật Bản, Hồng Kông/Không bằng đến xã Khánh Công, Khánh Thành…

Nông dân Khánh Thành tự hào về những đổi thay trên quê hương mình đồng thời tự tin về hướng đi đúng trong phát triển sản xuất nông nghiệp để tạo giá trị cao hơn cho sản phẩm. Họ biết liên kết nhau lại, nắm bắt thị trường, đồng thuận trong tích tụ ruộng đất để lập những vùng chuyên canh lớn, từ đó áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Giám đốc HTX Nông sản Khánh Thành Phạm Văn Thẫn cho biết, hơn 30 hộ gia đình trong HTX đã mạnh dạn bắt tay cùng chuyển đổi 20 ha đất lúa có sản lượng thấp sang trồng màu. Hiện vùng đất chuyển đổi đã có 15 ha, với 16 loại rau, củ, quả được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, cho thu nhập gấp từ 7-10 lần trồng lúa. “Có sản phẩm tốt, chúng tôi cũng chủ động tìm hiểu để tạo đầu ra. Giờ làm ra đến đâu, tiêu thụ hết ngay đến đấy. Đây là điều khiến xã viên rất phấn khởi”, ông Phạm Văn Thẫn cho biết thêm.

Chủ động áp dụng cái mới

Khánh Thành là xã được chọn thực hiện làm điểm về tái cơ cấu nông nghiệp, tích tụ ruộng đất và áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp an toàn của tỉnh Ninh Bình. Ngay sau khi được chọn, xã đã triển khai thực hiện tới toàn thể nhân dân với nhiều buổi tập huấn, chuyển giao hướng dẫn khoa học kỹ thuật. Các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ luôn nhận được sự quan tâm tham gia của đông đảo bà con nông dân. Với họ, tham dự các buổi tập huấn không phải là theo phong trào mà chính là học cách làm giàu. Từ chuyển biến nhận thức của nông dân, xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang trồng cây nông sản có giá trị kinh tế cao và tổ chức sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap trên diện tích khoảng 150ha. Hiện nhiều nơi, tiêu biểu như xóm 7, xóm 9, xóm 13 chuyển đổi thành vùng chuyên trồng ổi, trồng chanh đào… cho thu nhập cao.

Trao đổi với chúng tôi, những xã viên - những người nông dân của HTX Nông sản Khánh Thành đều tỏ ra vui mừng bởi hiệu quả mà việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại. Quan trọng hơn là bà con nông dân đã nhìn thấy rõ mạng lưới liên kết, tiêu thụ giữa các tổ hợp tác, các hộ với các doanh nghiệp thu mua nông sản ngày càng mở rộng, phát triển. Các kinh nghiệm về sản suất, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường đang dần được tích lũy, để từ đây nhân rộng đến các địa phương khác trong toàn tỉnh. Kết quả ấy, tâm lý ấy là tiền đề quan trọng để Khánh Thành nói riêng và nông nghiệp của Ninh Bình triển khai các kế hoạch sản xuất tiếp theo hiệu quả, thiết thực hơn. Có thể thấy việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tại Khánh Thành thuận lợi bởi sự quyết liệt vào cuộc của lãnh đạo xã với quyết tâm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nông dân trên đồng đất quê hương. Tuy nhiên, sự năng động của người nông dân, ý thức dám nghĩ, dám làm, dám tiếp cận cái mới là yếu tố tiên quyết.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Khánh Thành Phạm Văn Bách, cơ chế chính sách về chuyển đổi, tích tụ ruộng đất lãnh đạo xã vẫn làm theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”. Các cơ quan chức năng cấp trên cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, cho phép chuyển đổi diện tích đất hai lúa sang nuôi, trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao để nhân dân yên tâm thực hiện. Đồng thời, khi đã sản xuất được sản phẩm tốt, cùng với việc người dân tự tìm đầu ra như hiện nay, họ cũng rất cần được giúp đỡ tiếp cận, mở rộng thị trường để tìm hướng tiêu thụ sản phẩm bền vững - Chủ tịch UBND xã Khánh Thành Phạm Văn Bách chia sẻ.

Lâm Hiển - Nhữ Sơn/ Báo Đại biểu nhân dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1272363

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71499678