17:07 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nối tiếp một phong trào

Thứ tư - 26/09/2018 21:11
Để khích lệ tinh thần hăng say lao động sản xuất trong nông dân, hưởng ứng công cuộc đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo, cách đây hơn 30 năm, Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa đã phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” (gọi tắt là phong trào SXKDG).
Bà Nguyễn Thị Dung, một hộ nông dân sản xuất giỏi xã Thành Vân đang chăm sóc vườn thanh long. 
 
Ngay từ khi ra đời, phong trào đã nhận được sự đồng thuận của nông dân và có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân rộng, trở thành một phong trào thi đua yêu nước thiết thực trong hội viên, nông dân cả nước. 
 
Trong giai đoạn hiện nay, thi đua SXKDG là một trong ba phong trào lớn, được các cấp hội xác định có vị trí then chốt trong công tác xây dựng tổ chức và thu hút hội viên, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo trong nông dân. Với vai trò là trung tâm nòng cốt của các phong trào nông dân, trong giai đoạn 2012 – 2018, HND huyện Thạch Thành đã tích cực xây dựng phong trào SXKDG, làm dấy lên khí thế thi đua trong nông dân, khơi dậy và phát huy lợi thế địa phương, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh những cơ chế khuyến khích, kích cầu của Nhà nước, HND huyện kịp thời tham mưu cho các cấp chính quyền trong huyện xây dựng các cơ chế hỗ trợ, phát triển các mô hình mới như: Chăn nuôi trang trại, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đưa các giống cây con có năng suất cao vào nuôi trồng..., việc phối kết hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện, ngân hàng tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tín chấp và ủy thác vay vốn, mua trả chậm vật tư nông nghiệp... cho hội viên nông dân được chú trọng. Trong giai đoạn này, đã mở 223 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức 23 cuộc hội thảo đầu bờ cho 53.535 lượt hội viên, nông dân tham gia, cùng với 68 lớp dạy nghề nông nghiệp ngắn hạn, tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho hàng ngàn lượt nông dân... Bên cạnh đó, HND huyện đứng ra tín chấp và ủy thác trên 610 tỷ đồng cho nông dân vay đầu tư sản xuất, liên kết với các nhà máy, công ty mua chậm trả trên 3.000 tấn phân bón các loại... Điều kiện sản xuất được cải thiện, người nông dân yên tâm đầu tư, cùng với đó là sự quan tâm hướng dẫn sát sao của các cấp hội về thị trường đầu ra của sản phẩm để nông dân đầu tư đúng hướng đem lại hiệu quả cao nhất.
 
Gia đình bà Nguyễn Thị Dung, 53 tuổi, thôn Thành Vân, xã Thành Vân, hiện đang canh tác trên diện tích 18ha, trong đó có 7ha trồng cây mắc-ca, 10ha cây ăn quả, chăn nuôi 10 con bò cho thu nhập trên 2,5 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 20 lao động thường xuyên với thu nhập 4 triệu đồng/lao động/tháng. Bà Dung cho biết: Gia đình xây dựng trang trại cũng xuất phát từ khi HND phát động tham gia phong trào SXKDG, được sự hỗ trợ, hướng dẫn của hội, gia đình đầu tư từ nhỏ đến lớn và phát triển được như bây giờ. Không chỉ gia đình bà Dung mà ở xã Thành Vân, với thế mạnh vườn đồi, từ những diện tích trồng cây tổng hợp trước đây được bà con cải tạo trồng chuyên canh, sản xuất hàng hóa có sự liên kết với nhau đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Hay ở xã nông thôn mới Thành Tâm, khí thế thi đua lao động sản xuất cũng đang được đẩy lên cao. Cả xã có 1.599 hộ, tất cả đều được hướng dẫn và tích cực tham gia cải tạo vườn tạp, phá bỏ những cây trồng tổng hợp trước đây để đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao như: Thanh long ruột đỏ, ổi tứ quý, bưởi Diễn, cam sành chất lượng cao, dứa, mít Thái Lan... vào sản xuất. Thôn Yên Thịnh, điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là một điển hình. Cả thôn có 106 hộ thì có tới 54 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp. Gia đình anh Trương Đức Huế là hộ cải tạo vườn tạp lớn nhất với trên 1ha, những cây trồng mới được anh đưa vào trồng như: Đinh lăng, sả, ổi, thanh long đều đang phát triển rất tốt, năm 2017 cho lãi trên 200 triệu đồng. Theo ông Hoàng Công Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Tâm cho biết, các hộ SXKDG trên địa bàn xã là những hạt nhân trong phát triển kinh tế và là những nhân tố có đóng góp đáng kể xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Xã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cũng xuất phát từ việc kinh tế người nông dân được nâng lên thông qua phong trào SXKDG. Các hộ SXKDG đều gương mẫu, tích cực trong việc đóng góp xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ các hộ nghèo về vốn, về vật tư và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Mỗi năm tại các thôn của xã đều đăng ký giúp đỡ từ 1 đến 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo.
 
Phong trào SXKDG đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi Thạch Thành, khi nguồn lực kinh tế dồi dào, người nông dân đã tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2018, các cấp HND toàn huyện đã huy động đóng góp hơn 21,4 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, xây dựng mới và nâng cấp nhà văn hóa thôn... Hàng năm, có trên 20.995 hộ đạt danh hiệu gia đình nông dân văn hóa, trên 80% gia đình hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện... Những kết quả đó đã góp phần cùng toàn huyện xây dựng thành công 8/26 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chất lượng phong trào SXKDG cũng ngày được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, mỗi năm toàn huyện có 7.426 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKDG các cấp, mức thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm, tăng 100 triệu đồng/năm so với năm 2012.
 
Qua  phong trào đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao giá trị thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân, thu nhập bình quân tính đến cuối năm 2017 là 32,2 triệu/người/năm, mỗi năm giúp giảm 3,4% hộ nghèo.   
 
 

Tác giả bài viết: Tuấn Anh

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259

Máy chủ tìm kiếm : 70

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 48552

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 876995

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73923966