21:40 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thứ năm - 21/03/2019 21:22
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của môi trường sống. Tuy nhiên, theo thống kê của Chương trình Nước Liên Hợp quốc, 2/3 diện tích rừng đã bị suy giảm; 2/3 diện tích đất ngập nước đã bị biến mất trên phạm vi toàn cầu.
02.jpg

Hiện, nguồn nước ngầm trên trái đất bị khai thác quá mức, suy giảm nhanh chóng, dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch ở khắp nơi.

Nguồn nước suy giảm nghiêm trọng

Trên trái đất, 97% là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt. Hiện, nước ngọt mà chúng ta dùng, là nguồn tài nguyên tái tạo, đang suy giảm. Theo Liên Hợp quốc, hiện nay đang có khoảng 1,9 tỷ người trên hành tinh phải sinh sống ở những vùng thiếu nước trầm trọng. Con số này có thể  tăng lên khoảng 3 tỷ vào năm 2050. Trong khi, khoảng 1,8 tỷ người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Liên Hợp quốc dự báo, đến năm 2025, có khoảng 1,8 tỷ người sống tại các quốc gia hoặc khu vực “hoàn toàn khan hiếm nước” và vào năm 2030, một nửa dân số thế giới sẽ sống trong những vùng căng thẳng do nước, trừ phi thực trạng hiện tại được cải thiện.

Tình trạng thiếu nước dẫn đến cạnh tranh, giành giật nguồn nước ngọt xuyên quốc gia ở châu Á - nơi trữ lượng nước ngọt bình quân tính theo đầu người thấp nhất so với các châu lục khác. Cuộc đua giành nguồn nước ngọt ở châu Á đang gây sức ép lên ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, tàn phá hệ sinh thái, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định trong dài hạn tại đây.

Theo các dự báo, nguy cơ chiến tranh phát sinh từ nguồn nước trong những năm tới là khá nhỏ. Tuy nhiên, sau 2022, việc sử dụng nước làm vũ khí chiến tranh hoặc công cụ của chủ nghĩa khủng bố sẽ cao hơn 40% so với hiện nay, đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi - những nơi thiếu nước trầm trọng.

An ninh nguồn nước: Thách thức lớn đối với phát triển

Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Với tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỷ mét khối, trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai.

hạn-hán-tại-đbscl-gây-khô-hạn-đồng-ruộng-ảnh-pv.jpg
Hạn hán tại ĐBSCL gây khô hạn đồng ruộng. Ảnh: PV

Mặc dù tổng lượng nước hàng năm tương đối lớn, nhưng tập trung  trong mùa mưa, kéo dài 3 tháng; 9 tháng còn lại lượng nước chỉ chiếm 10 - 15%.

Việt Nam cũng có tiềm năng khá lớn về nguồn nước dưới đất, nhưng tập trung  ở các khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Nam bộ và khu vực Tây Nguyên. Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ ước tính khoảng 63 tỷ mét khối/năm.

Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông xuyên biên giới mà nước ta là quốc gia ở hạ nguồn. Tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng trên 500 tỷ mét khối (chiếm khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn quốc), trong đó, lớn nhất là sông Cửu Long, trên 400 tỷ mét khối, chiếm khoảng 84% tổng lượng nước chảy xuyên biên giới vào nước ta; sông Hồng khoảng 50 tỷ mét khối, bằng khoảng 10%.

Do phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ ngoài lãnh thổ nên việc gia tăng các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn trong những năm gần đây tiềm ẩn nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tài nguyên nước ở Việt Nam hiện tại và tương lai. 

Tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước càng trở nên phổ biến hơn. Cạnh tranh khai thác, sử dụng nước cho phát triển thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du có xu hướng ngày càng gay gắt hơn, nhất là trong mùa khô.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là trong mùa khô. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô, tập trung hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Mặt khác, rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém là nguyên nhân chính góp phần làm cho nguồn nước cạn kiệt.

Các chuyên gia cảnh báo, an ninh nguồn nước đang là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội. Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Rừng đầu nguồn suy giảm, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, mặn xâm nhập cũng tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước.

6 giải pháp trọng tâm quản lý tài nguyên nước

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên Nước Hoàng Văn Bẩy cho biết: Từ khi Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt 06 Nghị định và ban hành 30 Thông tư của Bộ. Điều này có thể khẳng định hệ thống pháp luật về tài nguyên nước đã được xây dựng khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới. Vấn đề còn lại là phải tập trung triển khai trên thực tế để đưa các chính sách, biện pháp quản lý đó vào cuộc sống, bảo đảm quản lý tài nguyên nước có hiệu quả.

hạn-hán-gây-thiệt-hại-cho-nghề-chăn-nuôi-gia-súc-ở-ninh-thuận-ảnh-công-thử.jpg
Hạn hán gây thiệt hại cho nghề chăn nuôi gia súc ở Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử

Thứ nhất, xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và các lưu vực sông lớn.

Thứ hai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; tăng cường giám sát vệc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua hình thức giám sát tự động, trực tuyến.

Thứ ba, tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia nhằm nắm chắc nguồn tài nguyên nước Việt Nam.

Thứ tư, giám sát, chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa lớn quan trọng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông quan trọng đã được Thủ tướng ban hành.

Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả đến tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư.

Thứ sáu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ thành lập 05 lưu vực sông để sớm thành lập và đưa vào hoạt động các Ủy ban lưu vực sông để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. 

Đồng thời, đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; tăng cường năng lực, bao gồm cả tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật, thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên nước từ trung ương đến các cấp ở địa phương.

“Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Theo Ủy ban Nước Liên hiệp quốc (UN-Water), ngày Nước thế giới 22/3/2019 có chủ đề “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm điều chỉnh, cụ thể những cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, mọi người đều phải được hưởng lợi: “Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, nước là quyền của con người bạn”.

“Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” hướng đến tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận với nước sạch của các nhóm cộng đồng dân cư nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 6 (SDG6): Đến năm 2030, đạt được quyền truy cập và công bằng trong tiếp cận với nước uống an toàn với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người trên toàn cầu;

Quyền tiếp cận vệ sinh và vệ sinh đầy đủ, công bằng cho tất cả mọi người; chấm dứt sử dụng các nhà vệ sinh thô sơ, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái và những người dễ bị tổn thương;

Cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm và giảm thiểu giải phóng, xả thải các hóa chất và vật liệu nguy hiểm vào nguồn nước; 

Giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng đáng kể việc tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu;

Gia tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trên tất cả các lĩnh vực và đảm bảo khai thác và cung cấp nước ngọt bền vững để giải quyết tình trạng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người bị khan hiếm nước;

Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp, bao gồm cả thông qua hợp tác xuyên biên giới;

Thực hiện bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan đến nước bao gồm núi, rừng, đầm lầy, sông, tầng nước ngầm và hồ;

Mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển về các hoạt động, chương trình liên quan đến nước và vệ sinh bao gồm: thu gom nước, khử muối, hiệu quả nước, xử lý nước thải, tái chế và công nghệ tái sử dụng nước.

 Chanh/ Kinh tế nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 415

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 414


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003628

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71230943