19:46 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá rô phi trong ao tôm, ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh

Thứ hai - 29/08/2016 00:21
Nuôi cá rô phi trong ao tôm, sau đó tận dụng nguồn nước từ ao nuôi cá để nuôi tôm sẽ mang lại thành công cao hơn. Đây là mô hình đang được Cty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang (xã Hòa Điền, Kiên Lương, Kiên Giang) áp dụng mấy năm nay.

Ông Nguyễn Danh Hiện, Giám đốc vùng nuôi Cty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang, cho biết, toàn vùng nuôi của Cty có diện tích 600 ha, đã được quy hoạch thành 600 ao nuôi. Khi mới triển khai, giai đoạn 2006-2011 nuôi tôm ở đây rất thành công, mỗi năm có thể thả 2 đợt nuôi.

Tuy nhiên, từ năm 2012 cho đến nay, nuôi tôm gặp rủi ro nhiều do dịch bệnh gia tăng, thời tiết khắc nghiệt… Trong bối cảnh đó, Cty đã phải thay đổi vật nuôi để giảm dịch bệnh, cải tạo môi trường. Đối tượng được chọn để nuôi là cá rô phi đơn tính.

Theo ông Hiện, thay vì nuôi 2 vụ tôm/năm, Cty đã chuyển sang nuôi vụ cá, vụ tôm, tận dụng nguồn nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm. Cá rô phi đơn tính nuôi khoảng 6 tháng là thu hoạch, đạt trọng lượng từ 800g - 1 kg/con. Toàn bộ cá nguyên liệu được bán để gia công chế biến xuất khẩu. Mặc dù nuôi cá rô phi trong ao tôm lợi nhuận không nhiều nhưng bù lại vụ tôm nuôi sau đó ít gặp rủi ro hơn.

Mô hình nuôi ghép các rô phi với tôm thời gian qua đã được các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy, giảm sự phát triển của Vibrio trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh; tận dụng được thức ăn thừa và chất thải hữu cơ trong ao, môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm tăng lên. Cụ thể: cá rô phi giúp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm, ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh, giảm tỉ lệ tôm chết, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho người nuôi.

09-41-55_thu-hoch-c-ro-phi-nuoi-trong-o-tom-ti-vung-nuoi-cu-cty-tnhh-thuy-hi-sn-minh-phu-kien-ging

09-41-55_thu-hoch-c-ro-phi-nuoi-trong-o-tom-ti-vung-nuoi-cu-cty-tnhh-thuy-hi-sn-minh-phu-kien-ging

 

 

Hiện có một số mô hình nuôi ghép cá rô phi với tôm đang được các doanh nghiệp và người dân thử nghiệm tành công:

1. Nuôi tôm ghép chung với cá rô phi đơn tính (cho hiệu quả cao nhưng phải chọn thời điểm thả nuôi thích hợp vì lo ngại cá sẽ ăn tôm).

2. Dùng lồng lưới (vèo) nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm.

3. Nuôi cá rô phi ở một ao riêng sau đó lấy nước ao cá rô phi cấp cho ao tôm.

Đ.T.CHÁNH
Nguồn: hoinongdan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1158173

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71385488