22:37 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lợn mán dưới tán 400 cây cao su cho thu nhập 'khủng'

Thứ bảy - 22/09/2018 05:07
Trồng cao su không phải để lấy mủ mà lấy bóng mát và quả nuôi lợn mán - cách làm “ngược đời” ấy đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình anh Phạm Văn An ở xóm 12, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn.

Trang trại lợn mán của anh Phạm Văn An nằm dưới tán cây cao su năm thứ 5 tỏa bóng . 400 gốc cao su được anh An cắt tỉa để không phát triển chiều cao, chỉ phát triển tán tạo bóng mát cho đàn lợn.



Mô hình nuôi lợn mán của gia đình anh Phạm Văn An ở xóm 12, xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn). Ảnh: Đức Anh
 
 Anh An cho biết, gia đình chăn nuôi lợn nhiều năm qua, tuy nhiên giá lợn bấp bênh nên thu nhập không ổn định. Nhận thấy thị trường ưa dùng loại "lợn sạch", anh đã chuyển hướng sang nuôi lợn mán, lợn rừng.
 
Anh bàn vợ phá bỏ 5 sào mía trong vườn để trồng cây cao su vì đặc tính của loại lợn này là vận động nhiều và cần bóng mát, còn nếu như nuôi nhốt chất lượng thịt không ngon.
Trồng cao su được 2 năm khi cây bắt đầu có tán, anh An đầu tư nuôi giống lợn mán. Theo anh, sở dĩ chọn cây cao su làm bóng mát vì tán rộng, ngoài ra quả của cây cao su lợn mán rất thích ăn và bổ dưỡng vì có chất dầu.
 
Đến mùa cao su rụng quả, lợn chủ yếu ăn quả cao su và cỏ. Những thời điểm khác trong năm, anh bổ sung thêm ngô, khoai… vào thức ăn cho lợn. Vì vậy chi phí nuôi thấp, công chăm sóc ít nên vợ chồng anh vẫn có thời gian làm thêm những công việc khác.
 


Cây cao su vừa tạo bóng mát, lại bổ sung thêm thức ăn cho đàn lợn. Ảnh: Đinh Thùy
 
Mỗi năm gia đình anh An nuôi từ 80 - 100 con lợn mán; trung bình mỗi con nặng từ 15 - 30kg. Với giá bán hiện tại  là 120.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.
 
Nuôi lợn mán dưới tán cao su là mô hình đầu tiên ở Nghĩa Đàn; dùng quả cao su để nuôi lợn như anh An cũng “có một không hai” ở huyện. Ông Lục Văn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Trung cho biết: Mô hình này có những sáng tạo để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Hội đã tổ chức cho các chi hội tham quan, tùy vào tình hình thực tế của các gia đình để có thể nhân rộng./.

Tác giả bài viết: Đinh Thùy - Đức Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 45274

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1371529

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71598844