14:45 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phải 'chốt cứng' diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hàng năm

Thứ tư - 18/03/2020 06:14
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong hội nghị tổng kết 10 năm đề án An ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020.
Thủ tướng cho rằng phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hàng năm. Ảnh: VGP.

Thủ tướng cho rằng phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hàng năm. Ảnh: VGP.

Thủ tướng cho rằng nông nghiệp nói chung, đặc biệt sản xuất lương thực của nước ta đã đạt nhiều thành tựu lớn, toàn diện sau khi thực hiện đề án An ninh lương thực (ANLT) Quốc gia đến năm 2020.

Từ một nước thiếu ăn, đến nay, bình quân lương thực đầu người của Việt Nam đạt 525 kg và là một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Việt Nam có loại gạo được bình chọn là ngon nhất thế giới.

Từ kết quả đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận về các bài học, kinh nghiệm thành công. Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu mạnh dạn nói về các yếu kém của nông nghiệp nói chung, đặc biệt đối với ANLT nói riêng.

Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood1) cho rằng, các công ty tư nhân tham gia thị trường với mục tiêu lợi nhuận, lúc nào có lợi thì họ mua, không có lợi thì họ dừng. Khi có biến động như tình hình vừa qua thì các công ty có thể găm hàng chờ giá lên cao.

"Trong khi đó, công ty lương thực của Nhà nước có chức năng được Chính phủ giao là lưu thông, bình ổn giá lương thực thì phải thực hiện nhiệm vụ này, có khi không lợi nhuận", Tổng Giám đốc Vinafood1 cho biết.

Trước nhu cầu gạo tăng cao sau khi xuất hiện ca nhiễm số 17, Tổng Công ty trong một ngày bán ra lượng gạo gấp 20-30 lần, có hộ đến mua 1-2 tạ để tích trữ mặc dù bình thường chỉ mua có 10 kg. Bà kiến nghị Chính phủ xem xét, nắm giữ một tỉ lệ cổ phần hợp lý khi cổ phần hóa để bảo đảm vai trò điều tiết, bình ổn khi cần thiết.

Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng NN-PTNT Lê Huy Ngọ cho rằng, cái được lớn nhất trong vấn đề ANLT là an dân, "không có gì khổ bằng phải chạy ăn từng bữa, làm sao kiếm được bữa nấu buổi chiều cho cả nhà".

Ông Ngọ cho rằng, từ ANLT mở toang cánh cửa để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là cánh cửa xuất khẩu mở rộng hơn nhiều.

Ông cũng góp ý thêm, bài học lớn nhất là gắn ANLT với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy thế mạnh từng vùng, không chỉ lúa gạo mà cả các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác, "chứ ANLT mà cứ loanh quanh bàn nhau làm lúa bao nhiêu, diện tích bao nhiêu, năng suất bao nhiêu là cần nhưng chưa đủ".

Liên quan ANLT, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nêu rõ, những thành tựu này bây giờ vẫn là mong muốn, khát vọng của nhiều nước. Trong thời gian tới, tình hình có nhiều thay đổi, cần có cách nhìn mới hơn, thay đổi về chất đối với vấn đề này.

Cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm cũng khác xưa, trước đây ăn 5-6 bát cơm một bữa mà không thấy no là bởi không có thực phẩm, không có đủ dinh dưỡng, nhưng nay với 10 kg gạo có nhà ăn cả tháng không hết.

Ông Bình cho rằng, phải có cách nhìn mới về vấn đề này, phải gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế so sánh quốc gia, mỗi vùng, mỗi tỉnh để có quy hoạch sản xuất, chỗ nào trồng lúa và trồng bao nhiêu là vừa để bảo đảm ANLT, còn chuyển sang cây trồng vật nuôi khác có giá trị gia tăng cao hơn để đáp ứng yêu cầu người dân.

Phải "chốt cứng" diện tích và sản lượng lúa

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020. Ảnh: VGP.

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020. Ảnh: VGP.

Sau khi nghe các địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia đóng góp ý kiến, Thủ tướng cho rằng, chúng ta đã có được hệ thống sản xuất tăng trưởng nhanh, ổn định, đa dạng, tạo ra lượng lương thực thực phẩm cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Không chỉ đủ ăn, Việt Nam đã tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, phát huy lợi thế để tăng cường xuất khẩu, trong bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng năm 2019 xuất khẩu nông sản vẫn đạt trên 40 tỷ USD, trong đó nhóm gạo xuất khẩu luôn ổn định, có tỷ lệ tốt.

Bên cạnh đó, công tác khoa học, nghiên cứu, năng lực ứng phó với thiên tai cũng có nhiều tiến bộ. Từ đó đưa ra những loại giống mới, phương táp tưới mới, cách làm mới phù hợp với điều kiện hiện nay.

Thủ tướng cũng lưu ý, đi đôi với tăng cường năng lực sản xuất và việc phát triển bền vững, tăng cường an sinh xã hội, trong đó có những chính sách với người có công, người nghèo với phương châm quan tâm đến toàn xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa.

Hàng năm, Chính phủ cấp phát khoảng 200.000 tấn gạo, hỗ trợ cho những người chịu ảnh hưởng của thiên tai, người nghèo và gia đình chính sách.

Ngoài các thành công nói trên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, bất cập cần khắc phục như liên kết sản xuất chuỗi gắn với vùng sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường nhìn chung trên tất cả các ngành hàng còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đạt tỉ lệ thấp, làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh.

Nhắc đến ý kiến của lãnh đạo Vinafood1, Thủ tướng cho rằng, quan điểm cổ phần hóa DNNN là đúng để huy động các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng các khâu quan trọng, Nhà nước vẫn phải nắm để điều hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Huy động nguồn lực toàn xã hội nhưng những “quả đấm then chốt” Nhà nước phải nắm để nâng cao năng lực ứng phó khi có biến động.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải bảo đảm ANLT một cách vững chắc trong mọi tình huống, "qua một số ngày lộn xộn vừa rồi, có thể thấy có tiền chưa chắc mua được lương thực".

"Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ", người đứng đầu Chính phủ nhận định, không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với ANLT. Chuyển nhận thức phát triển nông nghiệp từ vai trò an sinh, đủ ăn, điểm tựa cho sự phát triển thành vai trò mới, là một lợi thế đặc thù, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, hội nhập.

Thủ tướng nhấn mạnh một số mục tiêu quan trọng để phấn đấu đạt được. Đó là đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn, kể cả lượng và chất, ít nhất cho quy mô 104 triệu người vào năm 2030, để chống tình trạng thấp, bé, còi của người Việt Nam.

Theo đó, cần tăng nhanh sản lượng sữa từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn đến năm 2030 vì đây là loại thực phẩm góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc giống nòi. Chúng ta tăng nhanh sản lượng trứng, thịt đỏ, thịt gà, thủy sản, rau quả có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cơ cấu dinh dưỡng.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo An ninh lương thực (ANLT) Quốc gia, đưa sản lượng lúa từ hơn 39 triệu tấn lên hơn 43 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người từ 497 kg/năm lên 525 kg/năm.

Từ 2009-2019, Việt Nam đã vào nhóm 6 nước hàng đầu thế giới về bình quân lương thực đầu người và nâng cao vai trò của nước ta trong hỗ trợ ANLT cho các quốc gia khác.

So với mục tiêu đến năm 2020 mà đề án đề ra, chúng ta có 14 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó có 3 chỉ tiêu về lúa gạo, 2 chỉ tiêu rau, 2 chỉ tiêu cây ăn quả, 2 chỉ tiêu chăn nuôi, 3 chỉ tiêu thủy sản và 2 chỉ tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực.

Cụ thể, Việt Nam đã có đủ nguồn cung lương thực đa dạng, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng. Trong đó, phát triển sản xuất lương thực thực phẩm hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng thiếu dinh dưỡng, từ 18,2% trong giai đoạn 2004-2006 xuống còn 10,8% hiện nay.

Thời gian qua, chúng ta cũng đảm bảo được tính sẵn có và ổn định lương thực. Việt Nam đã chú trọng quy hoạch đất trồng lương thực, chủ yếu là lúa nhằm đảm bảo khả năng tự cung, từ đảm bảo ANLT đến xuất khẩu từ 5-7 triệu tấn gạo mỗi năm.

Nhờ hệ thống thông tin, giao thông và phân phối được mở rộng, hiện đại hóa và thu nhập người dân nông thôn tăng 4,3 lần giúp cải thiện rõ rệt khả năng tiếp cận lương thực.

Bên cạnh đó, cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người Việt cũng có nhiều cải thiện. Trong đó, lượng gạo ăn giảm từ 132 kg/người năm 2008 xuống 96,6 kg/người năm 2018 và tăng lượng thịt từ 17 kg lên 26 kg/người/năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1012038

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694747