18:24 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phải liên kết để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 01/12/2017 20:35
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khẳng định vai trò là động lực cho sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, con đường đi đến nền nông nghiệp sản xuất theo công nghệ cao vẫn còn nhiều trở ngại.


Còn nhiều trở ngại

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nông nghiệp góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Thế nhưng, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực này đã chậm lại, từ mức 7,15%/năm giai đoạn 2001-2010 xuống còn khoảng 5% vào giai đoạn 2011-2016. Mức đóng góp của ngành nông nghiệp ĐBSCL vào GDP nông nghiệp toàn quốc cũng giảm dần từ mức 52,8% vào năm 2000, xuống còn 37% năm 2015. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng dịch chuyển với tốc độ khá chậm, chủ yếu vẫn dựa vào trồng trọt.

 Mô hình trồng bưởi theo VietGAP của nông dân Nguyễn Văn Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Nhiều chuyên gia nhận định, nông nghiệp ĐBSCL đang dần trở nên lạc hậu. Trong đó, ba khâu yếu kém nhất về mặt khoa học công nghệ (KHCN) là giống (trái cây, chăn nuôi, thủy sản), thức ăn thủy sản và chế biến sâu (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản). Đơn cử, ĐBSCL hiện có hơn 800 trại sản xuất tôm giống nhưng rải rác khắp nơi, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng con giống không cao, chỉ đủ cung cấp 50% nhu cầu. Các cơ sở chế biến nông sản, thủy sản chậm đổi mới công nghệ, vẫn chủ yếu là sản phẩm đông lạnh có giá trị thấp, các sản phẩm được chế biến sâu, có giá trị cao chưa nhiều, tính cạnh tranh kém. Vì thế, để nâng cao giá trị cho nông sản đồng thời đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của cộng đồng quốc tế thì phát triển NNCNC là nhu cầu tất yếu.


Tuy nhiên, để phát triển NNCNC vùng ĐBSCL là vấn đề không đơn giản. Theo TS Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhận thức về NNCNC và thị trường KHCN ở ĐBSCL còn nhiều bất cập.Hầu hết các địa phương đều quy hoạch để có khu, vùng NNCNC nhưng thực chất ít được đầu tư bài bản, đúng yêu cầu, chưa có quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật hoặc thiếu giải pháp khả thi, lộ trình thực hiện cụ thể.

Thực tế, quy hoạch không gian và yêu cầu tích hợp trong quy hoạch phát triển các khu, vùng NNCNC ở ĐBSCL còn nhiều tồn tại, hạn chế. Quy hoạch khu, vùng NNCNC đang chịu tác động của chất lượng các quy hoạch vùng, ngành, địa phương. Hầu hết các quy hoạch không phát huy tính “dùng chung” mà bị chia cắt bởi ranh giới hành chính tỉnh. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL chưa có không gian hoặc tiềm lực đầu tư lớn trên diện tích nhỏ cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thị trường tiêu thụ, hệ thống tiêu thụ chưa đủ mạnh và ổn định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho nông sản công nghệ cao chưa rõ ràng.

Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở Cà Mau.
Đổi mới tư duy, đẩy mạnh liên kết

 

Để thúc đẩy phát triển NNCNC, theo TS Nguyễn Quốc Nghi, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, điều quan trọng nhất chính là thay đổi tư duy, nhận thức của nhà nông về NNCNC. Theo ông, để làm được điều này, sự vào cuộc của hệ thống khuyến nông các cấp là vô cùng quan trọng. Cùng với đó, chính quyền địa phương cần nghiên cứu chiến lược marketing phù hợp nhất. Trong đó, cần xác định lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp địa phương, lựa chọn nhà đầu tư mục tiêu, tiềm năng; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đặc thù với nhiều ưu đãi cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn tham gia vào “sân chơi” NNCNC của địa phương.

Tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy liên kết cho từng tiểu vùng và cho cả vùng là một trong những phương án mà theo GS, TS Nguyễn Thị Lang, Viện Nghiên cứu NNCNC ĐBSCL (HATRI) có thể áp dụng hiệu quả ở ĐBSCL. Bà dẫn chứng, tại Tiền Giang, tỉnh đã tận dụng lợi thế liên kết vùng Đồng Tháp Mười và Duyên hải phía Đông để phát triển vườn cây ăn trái theo từng hệ sinh thái. Điều này vừa giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất vừa giải quyết được đầu ra cho nông sản. “Hiện tỉnh này đã định hình được vùng chuyên canh dứa trên 15.000ha nằm trong Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước), vùng chuyên canh trên 7.400ha sầu riêng Ngũ Hiệp, vùng 4.700ha xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè và Cai Lậy), vùng 4.000ha thanh long (Châu Thành). Hiện tại, tỉnh có 400ha cây ăn trái đặc sản áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP trong vùng Duyên hải phía Đông”, GS, TS Nguyễn Thị Lang cho biết.

Thực tế, dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về tín dụng cho phát triển NNCNC nhưng cần phải thay đổi, cải tiến thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận với đồng vốn được nhanh hơn. Bên cạnh đó, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là một trong những yếu tố quyết định sự thành hay bại của chiến lược phát triển NNCNC. Vì thế, các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân nhằm hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm chặt chẽ hơn. Ngoài ra, để các nhà đầu tư mặn mà với ngành nông nghiệp, các địa phương cần thúc đẩy sự liên kết các tác nhân trong chuỗi cung ứng, nhất là các hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng nông sản sạch.

Tác giả bài viết: Thuý An

Nguồn tin: www.qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154612

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71381927