04:49 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới ở miền núi

Thứ ba - 28/08/2018 22:04
Năm 2011, thôn Điền Lý, xã Điền Lư (Bá Thước) triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cấp ủy đảng thôn đã tổ chức các cuộc họp để triển khai sâu rộng chủ trương, ý nghĩa, mục đích của chương trình XDNTM và mức hỗ trợ của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Người dân bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn) xây dựng, chỉnh trang tường rào nhà văn hóa. 

Mặt khác, thông qua các cuộc họp, người dân trong thôn được trực tiếp bàn bạc, thống nhất nội dung, phương án tổ chức thực hiện và đề ra mức đóng góp phù hợp. Đồng chí Lê Chí Dũng, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, chia sẻ: “Thôn Điền Lý nằm ven bên bờ sông Mã, được ví như vùng đồng bằng của huyện Bá Thước. Vì thế, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong giải quyết bài toán thu nhập cho người dân. Sau nhiều cuộc họp bàn bạc, các hộ dân trong thôn đã thống nhất, quyết định lựa chọn xây dựng kiên cố toàn bộ 2,3 km kênh mương”. Năm 2012, thôn Điền Lý đã triển khai xây dựng được 2 km kênh mương, còn lại 300m tiếp tục được xây dựng và hoàn thành vào năm 2016. Ngoài nguồn xi măng của Nhà nước hỗ trợ, nhân dân trong thôn đã đóng góp khoảng 148 triệu đồng và 150 ngày công. Để tránh sự cào bằng, mức đóng góp được thống nhất tại cuộc họp thôn là 330 nghìn đồng/sào ruộng.

Trước năm 2014, con đường vào xóm Mỏ Gà chủ yếu là đường đất, lầy lội người dân đi lại khó khăn. Không chỉ trực tiếp xây dựng và giám sát chất lượng công trình, mỗi hộ dân ở xóm Mỏ Gà còn tự nguyện đóng góp 2,5 triệu đồng và 15 ngày công. “Sau khi hoàn thiện hệ thống giao thông ở xóm Mỏ Gà, phong trào làm đường giao thông ở các xóm được nhân lên, phát triển. Chỉ trong vòng 2 năm, hơn 4 km đường giao thông của thôn đã được bê tông hóa. Với sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy đảng, sự đồng lòng của nhân dân, năm 2016 thôn Điền Lý đã cán đích NTM” - đồng chí Dũng cho biết thêm.

Ngược lên thượng nguồn sông Lò, chúng tôi đến xã Tam Lư (Quan Sơn). Những ngày này, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương đang dồn sức cho ngày về đích NTM vào cuối năm nay. Cách đây 5 năm, khi bắt đầu triển khai XDNTM, xã mới đạt 7/19 tiêu chí. Với điểm xuất phát thấp nên tiêu chí cơ sở vật chất còn thiếu. Đáng nói hơn, một bộ phận cán bộ, đảng viên và bà con chưa nhận thức hết được ý nghĩa của chương trình XDNTM. Trước thực trạng trên, đảng bộ xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức của nhân dân về trách nhiệm, vai trò chủ thể trong XDNTM, xóa bỏ tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào sự đầu tư của Nhà nước. Mặt khác, trong quá trình thực hiện XDNTM, Đảng ủy xã Tam Lư đã phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với phương châm “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ” nên nhiều nội dung công việc trong XDNTM đã được bà con nhân dân ở các bản bàn bạc và trực tiếp quyết định, nhất là các khoản đóng góp làm đường giao thông, nhà văn hóa. Trong quá trình thực hiện, nhân dân tham gia giám sát và đóng góp ý kiến cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành. Nhờ đó, tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường được mối quan hệ giữa cán bộ với nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều công trình được xây dựng bằng sức dân. Nổi bật là các công trình nhà văn hóa ở 3 bản: Piềng Khéo, Sại, Tình trị giá hơn 1 tỷ đồng, được xây dựng bằng tiền đóng góp của nhân dân, hay trong tổng 20 km đường giao thông liên bản, nội bản, ngõ xóm đã được bê tông hóa, thì có 14,3 km được làm bằng sức  dân. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động cho chương trình XDNTM của xã khoảng 37,671 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 16,726 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện và các chương trình, dự án. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang trở thành động lực thúc đẩy quá trình XDNTM ở xã Tam Lư.

Tính đến tháng 7-2018, khu vực miền núi hiện có 32 xã và 393 thôn, bản về đích NTM. Yếu tố quan trọng làm nên thành quả đó chính là quy chế dân chủ trong XDNTM đã được các địa phương khu vực miền núi triển khai hiệu quả.

 
 

Tác giả bài viết: Thụy Châu

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173


Hôm nayHôm nay : 32518

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 352221

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73399192