08:56 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy sức mạnh toàn dân, thúc đẩy phát triển nước sạch nông thôn bền vững

Thứ hai - 22/10/2018 02:09
Nước sạch luôn là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay, vai trò của nước sạch càng quan trọng, không chỉ phục vụ sinh hoạt mà còn phục vụ cả SX nông nghiệp sạch.

Vấn đề cung cấp nước sạch được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, ghi tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương với mục tiêu tăng tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch.

Ảnh minh họa

Để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng đã phát huy vai trò ngay từ cấp cơ sở, thực hiện công tác truyền thông theo phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đảng viên gương mẫu thực hiện, hướng dẫn, vận động quần chúng tham gia các hoạt động liên quan đến nước sạch nông thôn nhằm phát triển bền vững, nâng cao nhận thức trong sử dụng nước sạch (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo), tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tiên phong sử dụng nguồn nước sạch trong SX nông nghiệp sạch,…

Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của Đảng là thành quả của sự đồng thuận “ý Đảng - lòng dân”, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của các chi bộ từ cấp thôn, xóm trong việc hiện thực hóa những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp vào thực tiễn đời sống.

Những kinh nghiệm thực tiễn trong công cuộc đổi mới, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các chi bộ thôn, xóm đã khẳng định hiệu quả sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị  tại các công trình nước sạch nông thôn, kêu gọi sự tham gia của tất cả người dân trong việc đóng góp công, của vào xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn.

Trải qua ba giai đoạn của Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn, chương trình đã có những bước tiến vượt bậc, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88% và theo QCVN là khoảng 50%. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được một điều rằng, khoảng cách chênh lệch tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch giữa vùng đồng bằng và miền núi còn khá xa.

Đặc biệt trong hoàn cảnh có sự chuyển đổi từ bao cấp sang dịch vụ nước sạch nông thôn như hiện nay thì giải pháp nào đảm bảo cho nước sạch nông thôn duy trì được những kết quả đã đạt được và phát triển bền vững trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đang là vấn đề cần được xem xét.

Hơn thế nữa, nước sạch còn đứng trước hàng loạt những thách thức do ảnh hưởng bởi hệ lụy về môi trường, biến đổi khí hậu, nếu không tìm được giải pháp để tiếp tục thúc đẩy cấp nước sạch nông thôn vượt qua những thách thức đó, thì không thể xây dựng nông thôn mới thành công, đặc biệt không thể thiếu sự vào cuộc của cấp uỷ Đảng tại địa phương, vai trò của các đảng viên tại thôn, bản.  

1. Nước sạch nông thôn hiện nay

+ Về công trình cấp nước tập trung nông thôn:

Số liệu báo cáo chưa đầy đủ của hoạt động rà soát mô hình cấp nước tập trung nông thôn thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện tại 61/63 tỉnh, TP cả nước, tính đến hết quý III năm 2018, khu vực nông thôn có tổng số công trình cấp nước tập trung là 17.924 công trình, tăng gần 10% so với số liệu thống kê đến cuối năm 2016 (có 16.299 công trình), cấp nước cho khoảng 43,5% dân số nông thôn.

Trong đó, tình hình hoạt động của các công trình cũng có các kết quả khả quan hơn, như tỷ lệ công trình hoạt động bền vững tăng thêm 1,1% và tỷ lệ các công trình hoạt động kém và không hoạt động đã giảm đi 2,4%. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ công trình hoạt động bền vững 35,8% (6.423 công trình). Vùng cao nhất: Đồng bằng sông Hồng (61,9%); tỉnh cao nhất: Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Cần Thơ, TP Hải Phòng (100%); vùng thấp nhất: Bắc Trung Bộ (20%).

Tỷ lệ công trình hoạt động bình thường 35,4% (6.345 công trình), trong đó vùng cao nhất: Bắc Trung bộ (40,3%).

Tỷ lệ công trình hoạt động kém hiệu quả 15,9% (2.848 công trình), trong đó vùng cao nhất: Duyên hải Nam Trung bộ (23,6%); Vùng thấp nhất: Đồng bằng sông Cửu Long (4,9%).

Tỷ lệ công trình không hoạt động 12,9% (2.308 công trình), trong đó vùng cao nhất: Tây Nguyên (30,6%); Vùng thấp nhất: Đồng bằng sông Cửu Long (1,3%); 16 tỉnh, TP gồm Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Thừa Thiên- Huế, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang không có công trình không hoạt động.

Với 5 mô hình quản lý, vận hành và khai thác các công trình cấp nước tập trung ở nông thôn đó là: Trung tâm NS và VSMTNT tỉnh 12,5%; doanh nghiệp, tư nhân 8,1%; UBND xã/Hợp tác xã 20,5%; khác 2,6%; cộng đồng 56,3%;

Đa phần các công trình hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động là các công trình giao cho UBND xã mà chưa có sự vào cuộc toàn diện và từ ban đầu của các cấp uỷ và đảng viên, sau đó hầu hết công trình này đều giao cho cộng đồng quản lý khai thác nhưng thiếu tổ chức. Mô hình quản lý mang tính áp đặt, chưa có sự tham gia thật sự của người dân từ khi chuẩn bị đầu tư và xây dựng công trình.

 Số công trình này cấp nước cho khoảng hơn 1,2% dân số nông thôn. Trong số các công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động, có tới hơn 40% số lượng các công trình đã có thời gian hoạt động trên 10 năm. Trong khi đó, các công trình cấp nước tập trung nông thôn (máy móc, thiết bị và phụ kiện) thường được thiết kế với thời gian khấu hao từ 10-15 năm.

Công tác giám sát chất lượng nước từ các công trình cấp nước tập trung nông thôn chỉ được thực hiện chặt chẽ ở vùng đồng bằng, tại những công trình hoạt động hiệu quả, số còn lại gần như không được giám sát do thiếu kinh phí thực hiện. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ nước đạt tiêu chuẩn tương đối cao (trên 50%).

 Trong đó, các tỉnh đi đầu như Bà Rịa-Vũng tàu, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Bình Dương, Ninh Thuận, Trà Vinh, Long An, Cần Thơ. Vùng có tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn thấp, chỉ đạt dưới 50% gồm Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Điển hình: Cà Mau, Bình Định có tỷ lệ mẫu nước đạt chỉ chiếm dưới 35%. Thông số chất lượng không đạt chủ yếu tập trung vào các yếu tố: độ đục, màu sắc, độ cứng (Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Bến Tre, Cà Mau, Bình Thuận), clorua (Bến Tre), và vi sinh (Coliforms và E.coli).

+ Về công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình:

Các công trình giếng khoan, giếng đào, lu, bể chứa nước mưa cấp nước cho gần 56% dân số nông thôn. Hiện nay, việc quản lý khai thác và kiểm soát chất lượng nước cho loại hình cấp nước này đang là vấn đề cần được chú trọng.

Về nhu cầu nước sạch trong SX nông nghiệp sạch: Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, sản phẩm nông nghiệp vươn ra thị trường thế giới nên SX nông nghiệp sạch là tất yếu và một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp sạch đó là nguồn nước đảm bảo, phù hợp.

Đây là cơ hội, là động lực để thúc đẩy nước sạch phát triển ở những vùng có lợi thế cao, kết hợp đa dịch vụ nước sạch với SX nông nghiệp. Isarel là một nước đáng học hỏi về KHCN xử lý nước phục vụ SX nông nghiệp sạch hiện nay.

Những khó khăn, vướng mắc đối với nước sạch nông thôn hiện nay như: Một số chính sách đã ban hành chưa đi vào thực tế, đặc biệt là chính sách về quản lý, khai thác sau đầu tư, trong đó cơ bản là các chính sách về giá và bù giá nước sạch, cơ chế chính sách về xã hội hóa, chưa làm rõ chủ sở hữu đích thực đối với công trình cấp nước do cộng đồng và HTX quản lý; Trình độ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ở các cấp trong lĩnh vực còn yếu, các đơn vị tham mưu, phục vụ quản lý nhà nước còn chậm trong việc tham mưu xây dựng cơ chế chính sách phù hợp; Việc xã hội hóa trong đầu tư, quản lý và khai thác công trình cấp nước còn chậm.

Đối với vùng miền núi, tuy đã có một số mô hình tư nhân tham gia quản lý khai thác nhưng còn mang tính tự phát, chỉ phù hợp với quy mô nhóm hộ gia đình; Thiếu sự kết nối giữa cấp nước đô thị và nông thôn và hiệu quả hoạt động công trình cấp nước chưa cao; Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giảm, huy động nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế, tín dụng ưu đãi cho hộ gia đình vay còn thấp; Nhận thức của cộng đồng về công tác cấp nước nông thôn còn yếu, đặc biệt là những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp; Công tác truyền thông còn kém hiệu quả, cần được định hướng lại để có hướng dẫn cho phù hợp với yêu cầu mới.

Tác giả bài viết: Theo TS LƯƠNG VĂN ANH (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 280


Hôm nayHôm nay : 56220

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 429047

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73476018