10:27 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi

Thứ bảy - 26/11/2016 09:10
Ngày 26/11, tại huyện Lục Ngạn, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang, phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang".
uyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được thiên nhiên ưu đãi, với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng, hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc, với diện tích trên 26 nghìn ha; trong đó, vải thiều có hơn 16.000 ha, cam Lục Ngạn hơn 2.300 ha, bưởi có gần 1.300 ha, táo 120 ha. Sản lượng cây có múi hàng năm khoảng gần 30.000 tấn. Thu nhập từ trồng cây ăn quả đạt hơn 3.000 tỷ đồng. 

Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, sản phẩm cây có múi là cây trồng khá mới ở Lục Ngạn, năng suất và chất lượng thơm ngon, không thua kém các sản phẩm khác và được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Thu hoạch vải thiều tại hộ nông dân Nguyễn Văn Quân, xã Thanh Hải. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN


Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Đồng, Chủ tịch UBND xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), hiện nay mô hình trồng cây ăn quả có múi ở xã nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung, còn mang tính tự phát, phân tán nhỏ lẻ, manh mún, khả năng đầu tư thâm canh của các mô hình chưa cao, việc ứng dụng các kỹ thuật mới còn hạn chế, các mô hình phát triển theo phong trào nên tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. 

Về vấn đề sâu bệnh trên cây có múi, ông Nguyễn Duy Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả huyện Lục Ngạn, cho biết, các loại cây có múi thường nhiều sâu bệnh, đặc biệt là bệnh Greening, hay còn gọi là gân xanh lá. Nếu không phòng bệnh tốt có khi phải xóa sổ cả vùng cây trồng, bởi đây là loại bệnh chưa có thuốc chữa, nên công tác phòng bệnh là chủ yếu. Vì thế, tất cả các hộ trồng cây có múi đều phải thận trọng, phòng ngừa bệnh cho cây thì mới hiệu quả. Trong quá trình sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tất cả các hộ trồng cây có múi cần đồng loạt làm thì mới có kết quả. 

Ông Đàm Quang Thắng, Giám đốc, Công ty TNHH Agrecare Việt Nam cho rằng, để phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi ở huyện Lục Ngạn cần quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả, định hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; quan tâm đảm bảo chất lượng và an toàn của trái cây; ứng dụng khoa học công nghệ một cách có hiệu quả vào sản xuất và bảo quản sau thu hoạch. 

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; gắn kết doanh nghiệp vào các khâu; nâng cao vai trò của hợp tác xã, Lục Ngạn cần quản lý tốt giống cây ăn quả; tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất giống, tiến hành bình tuyển giống cây ăn quả trên địa bàn, đồng thời quan tâm xử lý tốt vấn đề môi trường. 
Theo: Đồng Thúy (TTXVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: huyện lục

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 236


Hôm nayHôm nay : 59237

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1197341

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71424656