04:42 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững

Thứ tư - 22/08/2018 04:24
Sáng 21/8 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT, Bộ KH-ĐT, Bộ KH-CN đồng tổ chức Hội thảo Quốc gia "Tầm nhìn và giải pháp ứng dụng KHCN phát triển nông nghiệp thông minh bền vững" trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực quan trọng, đóng góp ngày một sâu rộng vào nền nền kinh tế chung của đất nước. Trong bối cảnh Đảng, Chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành, việc tận dụng thành công những tiến bộ khoa học công nghệ, phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới đóng vai trò then chốt, quyết định tới nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

13-37-54_20180821_090930
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội thảo

“Thực tiễn đã chứng minh, rất nhiều quốc gia đã bắt đầu gặt hái những thành công vang dội khi áp dụng KHCN vào ngành nông nghiệp, quá đó giảm giá thành SX tới 50%, tăng năng suất cây trồng, sản phẩm vật nuôi hàng chục %. Đặc biệt, những tiến bộ vượt bậc ngành nông nghiệp đạt được trong việc nâng cao giá trị nông sản và giảm ô nhiễm môi trường có dấu ấn rất sâu đậm của tiến bộ KHCN...”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) cho rằng, ngành nông nghiệp dựa vào lợi thế lao động, đất đai, khí hậu của Việt Nam đã tới tầm, muốn tạo ra bước đột phá, giá trị mới cao hơn không còn con đường nào khác là phải áp dụng KHCN vào các công đoạn của quy trình SX.

"Dư địa to lớn của ngành nông nghiệp Việt đang nằm ở công đoạn chế biến và phân phối. Hiện, hai khâu này còn đang có tỷ trọng rất nhỏ trong chuỗi nông sản của Việt Nam, trong khi ở các quốc gia phát triển công đoạn chế biến phân phối luôn chiếm trên 50% giá trị mặt hàng nông sản. Do đó, Chính phủ cần tạo cơ chế chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư cho công đoạn trên, bởi thực tế Việt Nam tái đầu tư GDP cho nông nghiệp gần như thấp nhất khu vực, vỏn vẹn chỉ 0,2%, trong khi trung bình các nước là 0,4% và Thái Lan lên tới 2% GDP", TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu ứng dụng KHCN vào SX thủy sản với khát vọng nâng tầm tôm Việt, ông Tony Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ điều hành Tập đoàn Việt - Úc khẳng định, KHCN đang đóng vai trò then chốt trong thành công của Việt - Úc với con tôm tại Việt Nam với thị phần hiện lên tới 25%.

Theo ông Tony Đặng Quốc Tuấn, với ngành nghề mà tỷ lệ thành công chỉ đạt 25 - 30% như ngành nuôi tôm ở Việt Nam, nếu không nhờ mạnh dạn nhập khẩu hệ thống nhà màng công nghệ cao của Israel thì Việt - Úc rất khó đạt được thành công như ngày hôm nay. Hiện tại, Việt - Úc áp dụng công nghệ đo lường, quan trắc tự động mọi công đoạn trong nuôi tôm từ thức ăn, nhiệt độ, độ pH đến oxy… nên tỷ lệ thành công luôn duy trì trên 90%.

13-37-54_ung-dung-i-trong-nong-nghiep
KHCN là yếu tố then chốt trong "cách mạng" 4.0
TS Nguyễn Kỳ Tài, Đại học Nam Queenslands (Úc) và ông Nguyễn Vĩnh Chương, Tổ chức nghiên cứu KHCN khối thịnh vượng chung (CSIRO - Úc) chia sẻ, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam nên tăng cường áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong một số lính vực nhạy cảm để mang lại hiệu quả bền vững nhất.

Đến từ Đại học California Davis (Mỹ), ông Hoàng Nguyễn chia sẻ, ở Mỹ không dùng thuật ngữ nông nghiệp công nghệ cao, mà họ dùng khái niệm nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp thông minh trong cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ 4. Nền nông nghiệp được coi là thông minh cần phải đạt được tiêu chí quan trọng là bền vững, thân thiện môi trường chứ không chỉ đơn thuần là tăng năng suất, tăng chất lượng.

Theo ông Hoàng Nguyễn, Chính phủ Việt Nam cần xác định rằng, đầu tư cho nông nghiệp nói cách khác chính là đầu tư cho sức khoẻ của người dân, là quỹ tiết kiệm của ngành y tế trong tương lai. Một công trình nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh, đầu tư 1 triệu USD cho nông nghiệp thì bớt được hàng trăm triệu USD ở lĩnh vực y tế.

Vì vậy, để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của chính phủ và tư nhân, thoát khỏi con đường gia công SX thô và xây dựng được nền nông nghiệp thông minh quy mô lớn, Việt Nam cần tìm mọi cách để lưu trữ, quản lý và nén hàm lượng tri thức cao vào tất cả các mắt xích trong hệ sinh thái.

“Kinh nghiệm sau quá trình phân tích hàng chục mô hình trung tâm công nghệ cũng như các vùng SXNN hiệu quả trên thế giới (các tiểu bang California, Iowa, North Carolina, Texas, Florida, cho đến các quốc gia như Hà Lan, Nhật, Israel…) ông Nguyễn Hoàng nhận thấy toàn bộ nền nông nghiệp phát triển xoay quanh các trường đại học đa ngành, lấy nông nghiệp làm trọng với quỹ đất lớn và các nghiên cứu có độ ứng dụng cực kỳ cao và Việt Nam cần đặc biệt lưu ý ở điểm mấu chốt này”, ông Hoàng Nguyễn lưu ý.

Đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TS Vũ Ngọc Huyên cho biết, từ năm 2003 Học viện phối hợp VCCI khởi xướng cuộc thi về khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên hiện đã phát triển thành chương trình khởi nghiệp quốc gia với sự phối hợp của 6 bộ, ngành tổ chức, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều thanh niên, sinh viên trong cả nước. Trải qua 5 năm tham gia khởi nghiệp quốc gia, phong trào Khởi nghiệp tại học viện chứng tỏ mình một cách xứng đáng với 795 dự án/ý tưởng, trong đó nhiều ý tưởng đã được cụ thể hóa và đi vào cuộc sống.

Tác giả bài viết: NGUYÊN HUÂN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202


Hôm nayHôm nay : 45043

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 417870

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73464841