Khởi nghiệp với… rác
Tồn tại 20 năm có lẻ, bãi rác trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường) như một cái “ung nhọt” khiến ai nhìn vào cũng thấy đau nhưng không dễ cắt bỏ do rất nhiều nguyên nhân. Mùi hôi thối, ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người nông dân, miền quê đồng bằng sông Hồng vốn đẹp đẽ, nên thơ này.
Doanh nhân Trần Văn Kiều (ngoài cùng bên phải) trong chuyến khảo sát tại bãi rác.
Tính đến năm 2018, Công ty Tân Thiên Phú đã cung cấp ra thị trường 150 lò đốt rác. Ưu điểm lớn nhất của lò đốt rác LOSIHO là diện tích đặt lò đốt không lớn, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành thấp trong khi công suất có thể đạt 100 tấn rác/ngày. |
Sinh ra và lớn lên ở làng nghề cơ khí nổi tiếng tại thị trấn Xuân Trường, anh Trần Văn Kiều - Giám đốc Công ty TNHH Tân Thiên Phú (xã Xuân Tiến) luôn trăn trở, ấp ủ những ý tưởng nghiên cứu, sáng tạo những loại máy hữu ích phục vụ cuộc sống. Ngay từ năm 2009, anh đã sáng chế được máy nghiền rơm, máy ấp trứng… góp phần giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mỗi ngày, nhìn núi rác gần cánh đồng xã Xuân Tiến cứ cao lên, bóp nghẹt bầu không khí, cuộc sống của người dân, anh Kiều đã nảy ra ý định nghiên cứu, chế tạo máy nghiền rác.
Chiếc máy ra đời, nhưng cũng chỉ làm giảm độ cao của núi rác Xuân Tiến, kéo dài thời gian khai thác bãi chôn lấp, nhưng vấn đề xử lý rác thải chưa được giải quyết triệt để. Đây là lý do anh Kiều quyết định chuyển hướng: Phải xử lý dứt điểm rác thải bằng công nghệ lò đốt.
Nhìn từ trên cao khu xử lý rác LOSIHO như một công viên xanh mát.
Cuối năm 2016, thị trấn Xuân Trường phải mở rộng thêm 1ha đất chôn lấp, đồng nghĩa với việc núi rác Xuân Tiến vốn đã lớn nay còn cao hơn nữa. Không thể dừng lại, anh Kiều đề xuất xin được thực hiện dự án dự án “Tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác thị trấn Xuân Trường”. “Người dân đã phải sống chung với mùi hôi thối của rác thải đã bao nhiêu năm qua, trong khi đó, cách xử lý chôn lấp chỉ khắc phục được một phần nhỏ của vấn đề ô nhiễm. Nếu không hành động ngay, chúng ta sẽ phải trả giá” - anh Kiều nói.
Nhưng mọi việc không đơn giản như anh tưởng. Khi anh chia sẻ ý tưởng chế tạo lò đốt rác, mọi người trong gia đình hoang mang, Không ai tin anh có thể thành công.
Công viên xanh mọc trên bãi rác
Bây giờ, khu xử lý rác thải LOSIHO của Công ty TNHH Tân Thiên Phú đã trở thành một công viên xanh mát với hệ thống cây xanh, khuôn viên tiểu cảnh hài hòa, ấn tượng, không những thế, công viên còn có câu lạc bộ gym với đầy đủ các dụng cụ tập luyện “made in Xuân Trường” phục vụ người dân.
Nhìn từ ngoài vào, không ai nghĩ đây là khu xử lý rác vì dường như không thấy bóng dáng của một cọng rác nào, kể cả mùi đặc trưng của rác cũng không còn nữa. Hóa ra, lò xử lý rác thải chỉ chiếm một góc vô cùng khiêm tốn trong tận cuối công viên.
Công nhân xử lý, đưa rác vào dây chuyền đốt. Ảnh: Khánh Nguyên
Dẫn chúng tôi đi tham quan hệ thống xử lý rác thải sau khi đi qua khoảng sân đầy cây xanh, hoa tươi và gió đồng quê mát rượi, anh Kiều cho biết, lò đốt rác của công ty có kích thước nhỏ gọn nhưng lại có hiệu suất sử dụng cao, đốt và xử lý các loại rác thải nhanh không bị dồn đọng rác. Mặt bằng đặt lò nhỏ, tiết kiệm được các chi phí xây dựng và thời gian xây dựng.
Để rác có thể bắt cháy dễ dàng, lò đốt chú trọng đến công tác sấy rác, tận dụng nhiệt bức xạ, làm giảm độ ẩm ban đầu và gia nhiệt với tốc độ nhanh cho rác trong buồng đốt sơ cấp. Do đó, với độ ẩm của rác thải khá cao (Có thể lên đến 50 - 60%)lò vẫn có thể vận hành bình thường, nhiệt độ buồng đốt sơ cấp trên 4500C.
Nguồn nhiệt bức xạ do rác sinh ra được sử dụng triệt để do kết cấu đặc biệt của tường lò, làm rút ngắn thời gian từ lúc gia nhiệt rác đến khi cháy kiệt, thúc đẩy nhanh quá trình khí hóa diễn ra trong rác thải mà không cần dùng đến năng lượng dầu đốt kèm.
Lò rất dễ sử dụng, không phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng nào, có thể phục vụ đốt rác cho một cộng đồng dân cư tùy theo nhu cầu sử dụng. Công nghệ này xử lý triệt để được vấn đề rác thải của cộng đồng, bảo vệ môi trường sống xung quanh, thay thế được cách xử lý rác thải thông thường bằng cách chôn vùi vốn là cách tốn kém và ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống xung quanhTheo kết quả phân tích, lò đốt kiệt rác với tỷ lệ tro rất thấp (khoảng 3% - 5% tùy loại rác), tro có thể được dùng làm phân bón cây trồng. Khí thải ra không có mùi hôi, không thải ra nước, nên không tác động tới không khí và nguồn nước ngầm. Khí thải thoát ra ống khói đảm bảo các tiêu chí về môi trường.
Diện tích khu xử lý rác chiếm một phần rất nhỏ trong công viên.
Thành công từ mô hình đầu tiên ở Nam Định, tiếng lành đồn xa, nhiều địa phương đã liên hệ với Tân Thiên Phú xây dựng lò đốt rác. Đến tháng 5/2019 Công ty TNHH Tân Thiên Phú đã cung cấp ra thị trường trên 150 lò đốt rác sinh hoạt trên toàn quốc, chiếm thị phần số 1 Việt Nam về sản lượng lò đốt rác thải sinh hoạt..
Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO của anh Trần Văn Kiều. Sản phẩm lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO cũng đã được bình chọn là 1 trong 10 sản phẩm dịch vụ tiêu biểu vì thiên nhiên môi trường bền vững, do Ban tổ chức Chương trình công nghệ xanh quốc gia cấp.
Anh Kiều cho biết, với ưu điểm vận chuyển, lắp đặt nhanh gọn và thuận tiện, công nghệ này có tính kinh tế cao vì hệ thống công nghệ này không phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng nào như dầu, điện hay khí ga...Công nghệ này đủ điều kiện xử lý rác thải được nhanh trong vòng 24h, rất thuận tiện với cộng đồng sinh hoạt từng vùng, từng khu vực công nghiệp hay các nhà máy, các khu sinh hoạt cộng đồng như: Hệ thống các khu nhà nghỉ, khách sạn khu du lịch, trường học, hải đảo…
Khánh Nguyên/http://danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn