17:35 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ bệnh ghẻ trên khoai lang

Thứ năm - 12/09/2019 21:31
Bệnh ghẻ trên khoai lang là do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra.

Triệu chứng và tác hại:

- Nấm bệnh xuất hiện và gây hại chủ yếu ở phần thân, cuống lá và lá.

- Trên thân và cuống lá: Vết bệnh lúc đầu màu trắng xám sau đó chuyển sang màu nâu nhạt, kích thước vết bệnh nhỏ hình tròn hoặc bầu dục dài, về sau bề mặt vết bệnh sần sùi màu nâu xám hoặc nâu tối. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành vệt hoặc từng đám trên thân và cuống lá.

- Trên lá: Vết bệnh thường tụ lại thành đám nhỏ, có màu nâu nhỏ trên những gân chính. Khi vết bệnh phát triển mạnh, gân lá bị co lại làm cho toàn bộ lá bị co lại và cong quẹo.

- Bệnh thường phát sinh trước và nhiều nhất ở các bộ phận còn non của cây, làm cho bộ phận này biến dạng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của dây khoai, làm cho khoai củ nhỏ và ít.

- Bệnh ghẻ trên khoai lang là bệnh nguy hiểm, nếu ruộng khoai bị bệnh nặng có thể làm cho năng suất giảm đến 50%.

Điều kiện phát sinh phát triển:

- Sự lan truyền của nấm bệnh trên đồng ruộng nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu qua vết thương cọ sát, qua mưa, qua côn trùng và việc sử dụng dây khoai nhiễm bệnh làm giống.

- Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh lây lan và phát triển. 

- Khoai lang trồng nơi đất thấp, đất thịt nặng thường bị bệnh nặng hơn các vùng đất khác.

- Bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của khoai nhưng thường gây hại nặng ở giai đoạn từ khi khoai bắt đầu xuống củ đến thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ:

- Sử dụng nguồn giống (dây và củ) sạch bệnh.

- Luân canh với cây trồng khác họ.

- Chọn giống chống chịu bệnh để hạn chế sự phát triển của bệnh.

- Thu gom tiêu hủy thân lá dây khoai sau khi thu hoạch.

- Lên luống trồng cao ráo.

- Xử lý hom hoặc củ trước khi trồng hoặc giâm bằng cách nhúng trong dung dịch thuốc Zin 80WP, nồng độ 1/600 trong 15 phút.

- Trong quá trình trồng khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên trên đồng ruộng chúng ta có thể dùng các sản phẩm đặc trị như SAIZOLE 5SC, CLEARNER 75WP, DIPOMATE 430SC, SULOX 80WP… phun để ngăn chặn nấm bệnh. Nếu áp lực bệnh nặng chúng ta phun lặp lại lần 02 cách nhau 05 ngày.

KS KIM XUÂN LỘC/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 385585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73432556