12:43 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý sản xuất thực phẩm theo chuỗi

Thứ ba - 10/05/2016 05:24
Sản xuất nông sản theo chuỗi đang là một trong những “cứu cánh” giúp nền nông nghiệp Việt Nam tạo ra các loại nông sản sạch, tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng. Nhưng xây dựng các chuỗi này như thế nào để đảm bảo các khâu đều an toàn đang là vấn đề được đặt ra đối với ngành nông nghiệp.
Chuỗi nhỏ dễ quản lý chất lượng
 
Theo hầu hết các đơn vị sản xuất nông sản an toàn, có uy tín như: Hệ thống Bác Tôm, BigGreen..., họ đang quan tâm nhiều tới chất lượng sản phẩm hơn là mở rộng số lượng để tránh việc mất kiểm soát hệ thống sản xuất theo chuỗi.
 
Sau 7 năm thành lập nhưng Hệ thống nông sản sạch Bác Tôm mới chỉ có 16 cửa hàng để cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân. Ông Trần Mạnh Chiến, Giám đốc quản lý chất lượng của hệ thống cửa hàng Bác Tôm cho biết: “Để kiểm soát chất lượng, chúng tôi xây dựng các chuỗi ngắn và nhỏ để đảm bảo an toàn, dễ kiểm soát chất lượng thực phẩm. Chúng tôi còn đưa khách hàng về tận vùng sản xuất để xem cách chúng tôi làm”.
 

Trang trại chăn nuôi lợn thịt của gia đình anh Trần Hữu Vũ, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 500 tấn thịt lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh, thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Theo ông Chiến, hệ thống cửa hàng hiện có ba hình thức kết hợp với nông dân. Hình thức thứ nhất là đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng, sau đó giao đất lại cho nông dân sản xuất và thu mua lại với giá 10.000 đồng/kg rau. Hình thứ thứ hai là hợp tác với các hợp tác xã nhưng áp dụng quy chuẩn của hệ thống cửa hàng, tư vấn cho họ từ khâu giống tới quy trình sản xuất. Hình thức thứ ba là đầu tư giống, phân bón cho các hộ nông dân có đất, sau đó hướng dẫn họ sản xuất an toàn. Để quản lý các chuỗi sản xuất này toàn hệ thống có 80 cán bộ “nằm vùng” để giám sát chất lượng.
 
Cùng quan điểm này, bà Bích Liên, Giám đốc Công ty Thủy Thiên Nhu, chuyên cung cấp thịt sạch cho biết, quy trình sản xuất của công ty khép kín từ giống, chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh tới chế biến, bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Công ty cũng muốn mở rộng chuỗi nhưng không vội, vì nếu ngay lập tức hợp tác với nhiều trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến thì rất khó kiểm soát, dễ bị trà trộn hàng kém chất lượng vào chuỗi cửa hàng.
 
“Dù chưa áp dụng các tiêu chuẩn do các tổ chức công bố nhưng chúng tôi có những tiêu chuẩn riêng, và đặc biệt không dùng các loại hóa chất để chăn nuôi. Vì vậy, các sản phầm vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Gần đây, công ty được Bộ NN&PTNT chứng nhận là địa chỉ xanh, sản xuất an toàn”, bà Liên cho biết.
 
Khuyến khích sản xuất an toàn
 
Theo ông Phạm Thế Cường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Sơn La, địa phương quyết tâm xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn theo chuỗi nhưng không phải nơi nào cũng sản xuất nông sản theo chuỗi được, vì phải có vùng sản xuất rau an toàn, tập trung. Hiện Sơn La phải cử tới 64 người để giám sát việc sản xuất chuỗi rau an toàn.
 
“Khi chúng tôi khai trương các cửa hàng rau an toàn, có người hỏi tôi là lấy gì để đảm bảo an toàn. Tôi khẳng định, nếu không an toàn, có ngộ độc tôi đền gấp 20 lần. Mặc dù chi phí cao nhưng chúng tôi tự tin vì có đội ngũ giám sát tốt”, ông Cường cho biết thêm.
 
Để khuyến khích sản xuất sạch theo chuỗi, ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty BigGreen (chuyên cung cấp rau sạch) cho rằng, sản xuất an toàn có giá thành cao nhưng lại phải cộng thêm thuế khiến sản phẩm phải chịu chi phí cao hơn. Do vậy, đề nghị giảm thuế VAT để khuyến khích sản xuất theo chuỗi sạch. Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, tăng cường công tác phân tích đánh giá mẫu sản phẩm ở vùng sản xuất và ở cơ sở kinh doanh, có chính sách hỗ trợ việc phân tích mẫu sản phẩm nông sản an toàn cho doanh nghiệp. Như vậy, mới giúp người dân nhận diện được các cơ sở sản xuất thực sự an toàn.
 
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết, để khuyến khích sản xuất thực phẩm sạch theo chuỗi, trong thời gian tới, Cục sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất an toàn, hỗ trợ quảng bá thông tin để giúp đơn vị sản xuất sạch được người tiêu dùng biết tới. Đồng thời sẽ rà soát lại các cơ chế, chính sách để giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất an toàn.
 
Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành đề án về sản xuất an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2020. Từ 2013 - 2015, thí điểm triển khai các mô hình sản xuất an toàn. Giai đoạn 2015 - 2020, tập trung nhân rộng các mô hình và tổng kết các kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế thúc đẩy sản xuất nông sản theo chuỗi, cung cấp các loại thực phẩm an toàn được xác định tới người tiêu dùng.
 

“Trong thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, tăng cường truyền thông các chuỗi sản xuất nông sản an toàn được xác nhận cho người dân, kết nối các địa chỉ xanh tới tay người tiêu dùng”. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNTVũ Văn Tám

 
Theo H.V/baotintuc.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 437592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73484563