16:17 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Trị: Tổng kết dự án liên kết phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Thứ tư - 25/12/2019 20:00
Sáng 19/12/2019, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBND xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong tổ chức Hội nghị tổng kết dự án liên kết phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Năm 2019, trong tình hình khó khăn chung của sản xuất chăn nuôi cả nước, sản xuất chăn nuôi tỉnh Quảng Trị cũng đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp, ổ dịch đầu tiên xuất hiện vào 25/3/2019 tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. Tính đến 16/12/2012, bệnh DTLCP đã lây lan trên 9 huyện, thành phố, thị xã và huyện đảo Cồn Cỏ với tổng số lợn chết tiêu hủy là 55.588 con, tổng trọng lượng tiêu hủy 2.940 tấn. Đã có 74 xã, phường, thị trấn hết dịch (qua 30 ngày), tuy nhiên trong đó có 32 xã, phường, thị trấn tái phát dịch. Tổng đàn vật nuôi trong năm 2019 giảm mạnh, trong đó đàn lợn 165.878 con giảm 31,5% so với năm 2018.

Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại tỉnh còn nhỏ lẻ, thiếu bền vững. Trước tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nặng nề. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để phòng chống dich bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trong năm 2019, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã xây dựng và làm chủ đầu tư thực hiện dự án liên kết phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học, thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2019 (với tổng kinh phí thực hiện: 570 triệu đồng,        trong đó hộ đối ứng: 270 triệu đồng).

Mô hình được triển khai tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019. Giống lợn đưa vào mô hình là Landrace, Yorkshire, lợn 2-3 máu (Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc). Lợn đưa vào nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP. Số lượng 250 con, trọng lượng bình quân 10kg/con.

Triển khai dự án Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hỗ trợ 50% chi phí giống, thức ăn và vật tư. Trong quá trình triển khai cán bộ kỹ thuật của chi cục đã tổ chức tập huấn cho hộ nuôi và các hộ trong khu vực về kiến thức chăn nuôi liên kết và thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP,  đồng thời tham gia chỉ đạo hướng dẫn hộ nuôi trong suốt quá trình thực hiện mô hình.

Thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hướng dẫn cho chủ cơ sở nuôi hoàn thiện cơ sở chuồng trại và thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, qua hơn 2 tháng thực hiện, tổng số lợn thực hiện dự án 250 con phát triển tốt, đạt tỷ lệ nuôi sống 100%. Lợn đạt trọng lượng bình quân 48 kg/con (vượt so với dự kiến), mức tăng trọng bình quân đạt 0,63 kg/con/ngày. Mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2,1. Dự kiến với giá thịt lợn hơi 85.000 đồng/kg (mức giá bình quân thị trường tại thời điểm hiện nay) thì khi xuất bán lợn sẽ mang lại lãi ròng trên 5.500.000 đồng/con lợn (trọng lượng lợn xuất bán 100 kg/con).

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra mô hình

Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Văn An - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y  cho biết: Chăn nuôi an toàn sinh học đã được chú trọng nhiều năm qua và trong điều kiện DTLCP đang xảy ra thì vấn đề này càng quan trọng. Bởi điều này sẽ đảm bảo được sản phẩm chất lượng và phát triển bền vững. Vì vậy để phát triển chăn nuôi ổn định các hộ nuôi cần tổ chức sản xuất theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học; ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học bổ sung chế phẩm gắn sản xuất theo chuỗi sản phẩm. Bên cạnh đó cần chú trọng đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tính đến nay, tuy bệnh DTLCP đã gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhưng các trang trại chăn nuôi lợn thực hiện tốt an toàn sinh học vẫn an toàn và phát triển sản xuất tốt.

Thành công của mô hình liên kết phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học là cơ sở để khuyến cáo các hộ trong vùng, trong tỉnh học tập và nhân rộng.

Phan Việt Toàn

Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 576


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623544

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70850859