Quan trọng hơn là phải định hướng người nông dân đi vào sản xuất lớn. QTDND phải có tác dụng như thế và phải đặt dưới sự lãnh đạo của NHNN để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra cho các QTDND là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không phải ngẫu nhiên mô hình tài chính vi mô của Bangladesh đoạt giải thưởng quốc tế. Việc “dân dã hóa” hoạt động vay vốn, cấp tín dụng rất phù hợp cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam - quốc gia có khoảng 60% dân số là nông dân. Họ chỉ thích theo truyền thống là tin cậy nhau và trao đổi với nhau.
Thế nhưng đến nay, mô hình tín dụng vi mô cũng như các QTDND tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là vì đặc tính của người Việt thích “hoành tráng”. Điều này đã dẫn đến tình cảnh nhiều QTDND trong những năm đầu thế kỷ XXI chuyển thành NHTMCP nông thôn, NHTMCP đô thị.
Chính các ngân hàng này đã chèn ép và làm cho vai trò của QTDND bị giảm sút. Tuy nhiên, cũng chính việc chuyển đổi đó tạo nên một khoảng trống tín dụng trong nông nghiệp nông thôn, khi NHTM sau khi chuyển đổi không còn chú trọng đến cho vay các món nhỏ lẻ.
Trong khi đó, mô hình tài chính vi mô hay QTDND rất linh hoạt: người dân trở thành thành viên, gửi tiền vào thì có quyền vay và việc linh hoạt trong huy động tiền gửi của QTDND và tổ chức tài chính vi mô còn giúp người dân tạo lập thói quen tiết kiệm và tích lũy, đầu tư và tự chủ tài chính… Những đồng vốn nhàn rỗi được huy động đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ.
Cũng thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin của QTDND, trình độ, nhận thức của người dân được nâng cao, nhiều tệ nạn như hụi họ, cho vay nặng lãi được hạn chế và bị đẩy lùi. Ý thức làm ăn, kinh doanh, sử dụng đồng vốn được cải thiện rõ rệt.
Bối cảnh hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay đặt ra yêu cầu phải đổi mới mô hình của các TCTD. Bên cạnh việc tái cơ cấu các NHTM cần phát triển hệ thống QTDND để phù hợp với phong tục tập quán, năng lực tiêu thụ, hấp thụ vốn của người nông dân. Quan trọng hơn là phải định hướng người nông dân đi vào sản xuất lớn.
QTDND phải có tác dụng như thế và phải đặt dưới sự lãnh đạo của NHNN để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra cho các QTDND là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vế định hướng xã hội chủ nghĩa mà các QTDND có trách nhiệm đáp ứng nguồn vốn cho người lao động nhỏ và DN nhỏ, qua đó định hướng sản xuất lớn trong nông nghiệp.
Người nông dân đã hưởng thành quả cách mạng là được chia ruộng, nhưng cần phải định hướng cho họ. Nông dân được chia ruộng không có nghĩa là họ tư hữu hóa tài sản đó mà phải biến nó thành một công cụ sản xuất đặc biệt. Và người nông dân cũng cần hợp tác hóa để có thể xã hội hóa nguồn vốn.
Theo finance.tvsi.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn