20:52 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất chè phải theo chuỗi giá trị

Thứ hai - 11/09/2017 09:23
Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất chè. Đến nay, mô hình sản xuất chè theo chuỗi giá trị đã được áp dụng ở nước ta và đạt được những thành công nhất định.

Tại hội thảo: “Chuỗi giá trị sản phẩm chè và định hướng triển khai đề án nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên” diễn ra ngày 7/9, tại Hà Nội, đã cho thấy để nâng cao năng suất, chất lượng và tìm hướng đi bền vững cho ngành chè của nước ta thì phát triển theo chuỗi có vai trò vô cùng quan trọng.

Chưa có chỗ đứng

Theo bà Phạm Thị Tố Oanh – Giám đốc Trung tâm các chương trình KT-XH, nước ta hiện đang có 132ha chè, năng suất đạt 8 tấn/ha, sản lượng đạt trên 1.056.000 tấn/năm. Mỗi năm, nước ta xuất khẩu 130.000 tấn (60% là chè xanh, 40% là chè đen) với giá bình quân 1,7 USD/kg. Tuy nhiên, giá trị chè của Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ bằng 70% giá bình quân của thế giới.

Nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm thấp, sản phẩm chế biến từ các giống chè cũ, nên không đáp ứng được yêu cầu thị trường. Các sản phẩm chè của nước ta chủ yếu xuất sang Trung Đông, Đài Loan và Nga. Đây là những thị trường dễ tính, còn những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật Bản… hầu như chúng ta chưa có chỗ đứng, mặc dù nhu cầu nhập khẩu

chè ở các thị trường này là rất lớn.
Nước ta có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng về chè trong tương lai, như có vùng sinh thái thích hợp, có nhiều giống chất lượng cho chế biến chè xanh, có truyền thống và công nghệ chế biến phù hợp…

Với diện tích đứng thứ hai cả nước (sau Lâm Đồng), Thái Nguyên là một trong những địa phương phát triển chè tiêu biểu và nổi tiếng ở phía Bắc nước ta, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây chè.

Mặc dù được coi là sản phẩm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhưng việc phát triển cây chè ở Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, nhất là diện tích chè trồng theo tiêu chuẩn VietGAP còn thấp (hiện toàn tỉnh mới có 350ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP).

Việc đầu tư phát triển, chế biến cây chè chủ yếu theo kinh tế hộ, hoặc đã theo mô hình tổ hợp tác (THT), HTX nhưng hoạt động sản xuất vẫn đơn điệu, manh mún, chưa thu hút được các DN trong và ngoài nước đầu tư và sản xuất, đặc biệt là đầu tư vào chế biến, nên sản phẩm bán hay xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô.

Liên kết theo chuỗi

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong trồng và chăm sóc chè là nguyên nhân khiến nhiều lô hàng chè chứa dư lượng thuốc BVTV quá mức cho phép, ảnh hưởng xấu đến độ an toàn và chất lượng chè. Bên cạnh đó, sự ràng buộc giữa bên trồng và chế biến còn lỏng lẻo cũng là nguyên nhân khiến các HTX, THT hoạt động không hiệu quả.

Việc đẩy mạnh liên kết, sản xuất theo chuỗi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng và được chứng minh là mô hình phù hợp trong sản xuất của nước ta. Tuy nhiên các chuỗi giá trị sản xuất chè ở nước ta hiện nay còn ít và mới được thực hiện ở một số tỉnh, như Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Lâm Đồng…

Ông Nguyễn Minh Tuấn – nguyên Trưởng Ban Chính sách và phát triển HTX (Liên minh HTX Việt Nam), cho biết: Chỉ có sản xuất theo chuỗi mới giúp chè nước ta có khả năng cạnh tranh. Khi đó, DN sẽ kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn, việc ứng dụng KH-KT theo quy mô lớn cũng thuận lợi hơn. Do sự liên kết chặt chẽ trong các khâu sản xuất nên chuỗi giá trị không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn, mà còn góp phần bảo đảm VSATTP.

Để có được sản phẩm chè cuối cùng đến tay người tiêu dùng mất rất nhiều công đoạn: Trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản… Nếu các công đoạn này không gắn kết thành chuỗi liên hoàn, thì khó có thể xây dựng thương hiệu cho ngành chè.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng trong quá trình xây dựng chuỗi giá trị cần có chiến lược cụ thể, bắt nhịp được tiến trình hội nhập. Tổ chức của các HTX phải thực hiện nguyên tắc 3 đồng (đồng nhất về giống, công nghệ, sản phẩm), hai vừa (sản phẩm vừa được sản xuất tập trung trong HTX, vừa được sản xuất phân tán tại các hộ thành viên), có như vậy mới sản xuất được những sản phẩm hàng hóa quy mô lớn và ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, cần liên kết giữa HTX với HTX, HTX với THT tạo thành Liên hiệp HTX để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tạo vòng tròn sản xuất hiệu quả. Các Liên hiệp HTX không chỉ tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất, mà còn góp phần tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, giúp các thành viên HTX và người lao động hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động sản xuất chè.

Theo Như Yến//langmoi.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1154275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60162598