01:29 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất nông nghiệp: Cần tư duy, hành động mới

Thứ ba - 20/12/2016 06:03
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết, thiếu vắng những sản phẩm chủ lực, chất lượng...đang là những rào cản của ngành nông nghiệp nước nhà trên đường hội nhập, cạnh tranh. Thực tế này đòi hỏi phải có những tuy duy, hành động mới trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, theo hướng sản xuất tập trung, hiện đại, có tính liên kết, với sự tham gia tích cực, hiệu quả của các DN và các HTX nông nghiệp...

 

(Ảnh minh họa: I.T).

Không có các DN, HTX không thể tái cấu trúc

“HTX nông nghiệp” là hình ảnh vốn rất thân quen với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Tính từ năm 1955, khi 45 HTX đầu tiên được thành lập thí điểm ở miền Bắc, đến nay mô hình kinh tế này đã có lịch sử hình thành ở nước ta hơn 60 năm. Theo ông Nguyễn Thế Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, thế hệ các ông “ăn gạo của HTX, lớn lên từ HTX, nhiều người trưởng thành từ HTX”. Thực tế cho thấy, mô hình tổ chức sản xuất từng có những bước phát triển mạnh mẽ, với những HTX cả làng, HTX cả xã; có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong kháng chiến chống Mỹ, không đâu khác, chính các HTX nông nghiệp đã sản xuất, gửi ra chiến trường hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm để nuôi bộ đội.  Khắp các làng quê, các HTX nông nghiệp khi đó luôn dương cao khẩu hiệu thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... 

Tuy nhiên, như đã biết, bên cạnh những mặt tích cực, mô hình kinh tế HTX nông nghiệp kiểu cũ cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế, yếu kém. Do không gắn liền trách nhiệm, quyền lợi; cái gì cũng chung, làm chung, hưởng chung; “cha chung không ai khóc”…dẫn tới các HTX không còn động lực phát triển. Hậu quả là hầu hết các HTX nông nghiệp trở nên trì trệ, , hiệu quả sản xuất thấp; xã viên không còn gắn bó, thiết tha, dần bỏ HTX. Bước vào thời kỳ đổi mới với sự hình thành, phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác, phần lớn các HTX kiểu cũ, nhất là các HTX nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh, không đảm đương được việc lo đầu ra cho sản phẩm của xã viên, nhiều HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa...

 Nhưng cuộc sống thì luôn biến động, cần có sự thích ứng. Ngày nay, xu thế hội nhập đặt ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước những yêu cầu mới, cao hơn. Theo đó, hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, lạc hậu, thiếu sự liên kết của nông dân hiện nay khiến họ thường xuyên phải đối diện với rủi ro; không thể tạo ra được các sản phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Trên thực tế, hàng triệu hộ nông dân trong nước đang phải gánh chịu nhiều sự thua thiệt; phải chịu cảnh nghèo khó trên mảnh ruộng của mình dù đã đổ xuống quá nhiều mồ hôi...

Thực tế trên cho thấy, muốn phát triển, đủ sức cạnh tranh, ngành nông nghiệp nước nhà cần phải được tái cấu trúc hoạt động sản xuất. Cụ thể hơn, hoạt động sản xuất của 11 triệu hộ nông dân trên cả nước hiện nay cần phải được tổ chức lại theo hướng tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, nếu chỉ một mình các hộ nông dân thì họ chẳng thể kham nổi việc lớn này mà cần phải có sự tham gia tích cực, hiệu quả của các DN và các HTX nông nghiệp. Nhất là phải hình thành được chuỗi liên kết trong sản xuất, ở đó các hộ nông dân lo việc tổ chức sản xuất, các HTX đóng vai trò trung gian, kết nối giữa các hộ nông dân và DN còn các DN đóng vai trò hỗ trợ nguồn lực, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm của nông dân... 

Từ đây, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trước hết là phải tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất-điều kiện đầu tiên để có thể tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung. Cùng với đó, nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các DN tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, theo thống kê, mới chỉ có 1% trong tổng số các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, quá nhỏ bé! Ðặc biệt, hơn lúc nào hết, xây dựng các HTX nông nghiệp kiểu mới-với đầy đủ bản chất vốn có của mô hình kinh tế tiến bộ này-đang được đặt ra như một yêu cầu cần thiết.

Nói như phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khi làm việc tại tỉnh Nghệ An mới đây, là: “HTX là mô hình cầu nối giữa DN và nông dân. Có HTX kiểu mới, DN sẽ không phải đối phó với rủi ro trong sản xuất, còn nông dân sẽ thông qua HTX kiểu mới để yên tâm sản xuất, tăng thu nhập. Theo cơ chế thị trường, chúng ta phải tạo môi trường thuận lợi cho DN đầu tư, mà môi trường trong nông nghiệp chính là HTX kiểu mới”.

Kỳ vọng những HTX “tân binh”

Tiếp theo các Luật HTX năm 1996, 2003, Luật HTX năm 2012 được xem là cơ sở pháp lý, tiền đề cho việc chuyển đổi, xây dựng, hình thành các HTX kiểu mới, trong đó có các HTX nông nghiệp. Tìm hiểu tại một số địa phương, chúng tôi được biết, mặc dù gặp không ít khó khăn, vướng mắc nhưng nhận thức rõ vai trò quan trọng của các HTX trong việc xây dựng, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại-yếu tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, các địa phương vẫn quyết tâm thực hiện việc đổi mới hoạt động của các HTX, bước đầu thu được những kết quả nhất định...

Trước đây huyện Hải Hậu (Nam Định) có 54 HTX, gồm 45 HTX NN, 9 HTX diêm nghiệp. Cũng như ở nhiều địa phương khác, trước khi đổi mới, nhiều HTX ở huyện trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả, không có vốn quỹ, nguồn thu chủ yếu dựa vào đóng góp của các hộ dân trên đầu sào, bộ máy quản lý được trả công quá thấp, có HTX NN chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Nói về sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của các HTX trên địa bàn, ông Vũ Văn Triển, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện chia sẻ: “Yêu cầu của sản xuất nói chung, sản xuất NN nói riêng hiện nay là phải có sự liên kết, với sự tham gia tích cực hiệu quả của các HTX, các DN với vai trò là người tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ, bao tiêu sản phẩm. Với “sức khỏe” hiện tại, các HTX nông nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu này, cần phải đổi mới, trao cho HTX vai trò, vị thế mới để các HTX hoạt động năng động, hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh, phát triển”.

Với tinh thần đổi mới thực chất, không làm qua loa, đối phó, trên tinh thần định hướng của huyện, mới đây cả 54 HTX của huyện đã tiến hành đại hội và đều quyết định giải thể HTX cũ, “mở đường” cho các HTX kiểu mới ra đời. Để giải quyết những vướng mắc sau khi các HTX cũ giải thể, Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết, trước đó huyện thực hiện rà soát, phân loại đội ngũ cán bộ HTX, những cán bộ đảm bảo đủ các các tiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ, năng lực, trước đại hội cấp xã đã được giới thiệu, bố trí đảm nhiệm các chức danh trong hệ thống chính trị ở địa phương và một số công việc phù hợp khác. Về tài sản, vốn quỹ, các HTX đều thống nhất xử lý theo hướng: đối với tài sản cố định bàn giao lại cho chính quyền quản lý; về vốn quỹ tồn đọng, các HTX lựa chọn hai hình thức, có nơi thực hiện chia cho các xã viên theo đầu sào, có nơi dùng để xây dựng, kiến thiết hạ tầng ở địa phương. “Mọi quyết định đều được đại hội xã viên dân chủ bàn bạc, thống nhất, quyết định trên cơ sở đồng thuận nên mặc dù phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến con người, tài sản, tiền bạc, có những vấn đề tồn đọng, kéo dài đã mấy chục năm nhưng cả huyện không để xảy ra khiếu nại, kiện cáo”, ông Triển chia sẻ.

Đáng nói là, ngay sau khi các HTX cũ được giải thể, trên tinh thần tự nguyện, nhiều cá nhân trên địa bàn huyện Hải Hậu đã lại “tìm đến nhau” để thành lập các HTX mới. 

Trong khi đó, theo ông Vũ Đình Mạc, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nam Định, thời gian qua trên địa bàn tỉnh có 61 HTX mới được thành lập, trong đó có 55 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản. “Cùng với việc ra đời các HTX kiểu mới, chúng tôi rất mừng khi việc liên kết sản xuất giữa nông dân, HTX và DN đã và đang  xuất hiện trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả cho các bên tham gia. Điển hình là mô hình liên kết giữa nông dân và 15 HTX nông nghiệp với Công ty Toản Xuân để sản xuất sản phẩm “Gạo sạch Nam Định” hay mô hình liên kết giữa một số HTX chăn nuôi, HTX trồng rau sạch với công ty Tuệ Hương để sản xuất, cung cấp sản phẩm rau, thịt sạch ra thị trường. Ở những mô hình liên kết này, nông dân và HTX chỉ phải lo sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật, việc bao tiêu sản phẩm đã có DN đảm nhận”, ông Vũ Đình Mạc chia sẻ. 

Theo Trần Duy Hưng/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 31589

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 86125

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60408082