19:01 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tác hại lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Thứ hai - 26/12/2016 05:25
Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tốt hơn, nhận thức và nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn theo đó được nâng lên, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải thay đổi.

 

Đặc biệt, thói quen sử dụng tràn lan kháng sinh trong chăn nuôi là một việc quan trọng hàng đầu cần phải xử lý ngay…

16-33-42_bi-1
Hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi đang được ưu tiên xử lý
 

Ai cũng biết, người chăn nuôi thích trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và hạn chế mầm bệnh cho vật nuôi. Sử dụng kháng sinh trong khẩu phần ở một tỷ lệ hợp lý có tác dụng tăng năng suất vật nuôi, cải thiện hệ số tiêu tốn thức ăn và phòng ngừa tiêu chảy, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Bên cạnh lợi ích tích cực của kháng sinh thì việc sử dụng bừa bãi sẽ gây ra tác hại rất lớn cho sức khỏe cộng đồng. Tác hại của kháng sinh được thể hiện dưới 3 dạng:

Tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc do thu nhận thêm thông tin di truyền và do đột biến nhiễm sắc thể mà tạo ra các dòng vi khuẩn mới kháng lại một loại kháng sinh nào đó.

Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi sử dụng. Nguyên nhân là do khả năng kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật cũng có khả năng lan truyền sang con người và kết quả là khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trị khó, lâu dài và phức tạp hơn.

Làm rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Thông thường khi sử dụng những kháng sinh có hệ phổ kháng khuẩn rộng, nhất là dùng qua đường uống sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có ích trong đường ruột, từ đó hệ vi sinh vật trong đường ruột bị thay đổi mà hệ quả của nó là gây tiêu chảy nặng, kéo dài và thiếu các Vitamin E, K do vi khuẩn đường ruột tạo ra.

Do tác hại của kháng sinh, nhiều nước cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN hoặc có những quy định nghiêm ngặt về chủng loại cũng như liều lượng kháng sinh được phép sử dụng. Đi tiên phòng trong lĩnh vực này là Thụy Điển cấm sử dụng kháng sinh từ những năm 1980, Đan Mạch cấm sử dụng từ năm 1998. Hàng loạt kháng sinh bị cấm sử dụng ở các nước thuộc khối EU như: Chloramphenicol, Olaquindox, Avilamycine, Bambermycine, Salinomycine, Spiramycine, Tylosine…, còn những loại được phép sử dụng (như Colistine, Bacitracine…) thì có quy định chặt chẽ về liều lượng và thời gian sử dụng. Từ 01/01/2006 châu Âu đã cấm tuyệt đối việc sử dụng kháng sinh trong TĂCN như là chất kích sinh trưởng.

Còn tại Việt Nam, ngành công nghiệp TĂCN mới phát triển hơn chục năm nay nên vấn đề này vẫn khá mới mẻ. Hiện nhu cầu sử dụng kháng sinh trong TĂCN của VN đang rất lớn, nhiều nơi có hiện tượng lạm dụng kháng sinh khiến sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; đồng thời tạo nguy cơ gây ra sự kháng thuốc trong điều trị bệnh ở cả người và vật nuôi.

Theo Nguyễn Minh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 389471

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73436442