15:59 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng thu nhập cho nông dân từ phụ phẩm lúa gạo

Thứ ba - 03/03/2015 20:20
Tại hội thảo “Sử dụng phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo” do Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức tại TP Cần Thơ vào ngày 3-3.
PGS-TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang), cho biết ĐBSCL mỗi năm sản xuất được 25 triệu tấn lúa, đồng nghĩa với việc có 25 triệu tấn rơm, năm triệu tấn trấu, 26 triệu tấn cám.


 

Cần nghiên cứu tận dụng hết những phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo để tăng thu nhập cho nông dân. Ảnh: Tam Anh

Theo ông Chín, trung tâm của ông đã nghiên cứu và sản xuất được củi từ trấu bán cho KCN Bình Dương thay thế than đá. Dự kiến năm nay sẽ cung cấp khoảng 150.000 tấn củi trấu cho KCN Bình Dương. Đây là nhiên liệu vừa rẻ tiền vừa thân thiện với môi trường. Cám gạo lâu nay chỉ để làm thức ăn chăn nuôi trong khi thành phần của cám có nhiều chất dinh dưỡng, người ta có thể chiết xuất dầu cám làm mỹ phẩm, dược liệu. Rơm ngoài việc dùng làm nấm rơm, làm thức ăn cho gia súc thì công nghệ hiện đại có thể biến rơm thành khí sinh học làm nhiên liệu hoặc than hoạt tính… “Muốn sản xuất lúa bền vững và người nông dân không bỏ đồng ruộng thì phải tìm cách làm cho người nông dân tăng thu nhập từ các sản phẩm phụ này” - ông Chín góp ý.

TS Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho rằng 1 ha trồng lúa có sáu tấn rơm. Một bó rơm (13 kg) được cuộn bằng máy đưa từ ruộng lên bờ có giá 20.000 đồng, đến trại nuôi bò có giá 30.000 đồng. Nếu tất cả rơm của ĐBSCL được đem đi trồng nấm để xuất khẩu thì giá trị thu về khoảng 3 triệu USD - tương đương giá trị xuất khẩu gạo mỗi năm.

Theo phapluattp.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 132


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 828158

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73875129