06:50 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tết làm ra thứ thịt đen xì, cay xè nhưng vừa ra lò đã bán hết nhẵn

Thứ năm - 23/01/2020 21:24
Từ 3 tháng trước, vợ chồng chị Vân đã rục rịch mang thịt trâu, bò, heo gác lên bếp để chuẩn bị bán Tết Canh Tý. 20 năm ở Buôn Ma Thuột, chị cũng không ngờ món ăn từ chái bếp nhà mình lại có ngày trở nên đắt hàng, làm không kịp bán.

tet lam ra thu thit den xi, cay xe nhung vua ra lo da ban het nhan hinh anh 1

Để phục vụ mùa Tết Canh Tý, anh chị đã chuẩn bị 300 kg thịt treo gác bếp các loại (Ảnh Phạm Ly)

Trời Tây Nguyên giáp Tết Canh Tý nắng hanh, nhưng vì lượng thịt treo gác bếp chưa đủ cung cấp cho khách hàng, chị Lù Thị Hạnh cùng anh Lò Văn Vân (dân tộc Thái) vẫn miệt mài bên bếp củi. Người treo thịt lên giàn hong, người quạt bếp và đổ thêm than. Khói quẩn lên mù mịt, cay xè mắt.

Người dân quanh vùng thường gọi anh là Vân “Thái mới”. Bởi so với nhiều đồng bào người Thái cùng di cư đến xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), vợ chồng anh mới chuyển đến đây từ năm 2000. “Người Thái sống tập trung ở các thôn 1, 4, 9, 10 nên họ thường gọi tên khu vực này với cái tên chung là Làng Thái” – Anh Vân giải thích.

 tet lam ra thu thit den xi, cay xe nhung vua ra lo da ban het nhan hinh anh 2

Trâu gác bếp vốn là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ, Tết của người Thái. (Ảnh: Phạm Ly)

Đặt xong mẻ hong lên bếp, chị Hạnh lại miệt mài ngồi khâu những quả còn, nệm ngồi thổ cẩm, khăn đội đầu… để kịp tham gia Hội chợ xuân dịp cuối năm tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột. Chị cho biết đây là một trong những kênh quảng bá hiệu quả. Suốt một năm qua, tháng nào anh chị cũng tham gia Phiên chợ xanh tại Đường sách để bày bán các sản phẩm truyền thống của người Thái, trong đó có thịt treo gác bếp.

 tet lam ra thu thit den xi, cay xe nhung vua ra lo da ban het nhan hinh anh 3

Mỗi mẻ thịt gác bếp mất 2 ngày, 2 đêm mới đạt được độ khô chuẩn. (Ảnh: Phạm Ly)

Sau khi vào Đắk Lắk, vợ chồng chị vẫn giữ nguyên nếp sống và phong tục của người Thái ở Sơn La. Anh chị làm ra món thịt treo gác bếp với bí quyết tẩm ướp bằng nhiều loại gia vị như hạt dổi, hạt mắc khén… mang từ vùng núi phía Bắc vào. Ban đầu, từng mẻ thịt làm ra chỉ để dùng trong nhà hoặc biếu tặng người dân, bạn bè, cũng là giữ gìn tập quán của dân tộc. Nhờ hương vị lạ, nhiều người biết đến và đặt mua. Thế là gần 5 năm nay, lò hong thịt của chị Hạnh đỏ lửa quanh năm, nhất là vào dịp lễ, Tết.

 tet lam ra thu thit den xi, cay xe nhung vua ra lo da ban het nhan hinh anh 4

Chị Hạnh đang rắc một loại hạt rừng để tẩm ướp, đây là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của thịt gác bếp. (Ảnh: Phạm Ly)

Chị Hạnh cho biết, 3 ký thịt trâu hoặc bò sẽ cho ra 1 ký sản phẩm khô. Riêng thịt lợn, khi hong đỡ hao hơn các loại thịt khác nhưng chỉ dùng phần ba chỉ. Thịt các loại được chị đặt mua trực tiếp tại lò mổ từ những con khỏe mạnh, lọc ra “thịt ngang” là phần thịt có sớ dài, đẹp. Củi đốt tốt nhất là thân cây cà phê khô vì nó cháy đượm, lại được lâu. Anh chị thường đổ thêm than để tăng nhiệt và tạo khói.

Giá bán các loại thịt bò và trâu treo gác bếp vào mùa Tết Canh Tý dao động từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ký. Riêng thịt heo giá “mềm” hơn, chỉ 300 nghìn đồng/1 kg. Chị Hạnh cho biết: “Thịt treo gác bếp khi mang về nhà là mình có thể dùng ngay, không cần chế biến cầu kỳ vì đã được hấp cách thủy. Thứ thịt khô này dậy mùi nhất khi xé nhỏ, chấm cùng với muối hạt dổi, mắc khén bán kèm”.

 tet lam ra thu thit den xi, cay xe nhung vua ra lo da ban het nhan hinh anh 5

Thịt gác bếp các loại dậy mùi nhất khi dùng chung với muối hạt dổi, mắc khén. (Ảnh: Phạm Ly)

Năm nay, anh chị đã phải miệt mài “đốt lò” từ tháng 10 âm lịch để đủ lượng hàng phục vụ mùa Tết Nguyên đán. Vì làm thủ công hoàn toàn nên từ lúc đưa thịt lên giàn hong đến lúc thịt đạt được độ khô chuẩn phải mất hai ngày, hai đêm ròng rã. Mỗi mẻ chỉ dùng 50 ký thịt tươi. Tính đến hết mùa Tết, anh chị gác bếp 1 tấn thịt tươi các loại, đưa ra thị trường khoảng 3 tạ sản phẩm khô.

Ngoài thịt treo gác bếp, chị Hạnh còn làm thêm nhiều món ăn truyền thống của người Thái để phục vụ mùa Tết như cá nướng, da trâu chua, thịt băm quấn lá, rượu cẩm. “Mình đang lưu giữ những món Thái truyền thồng và cố gắng để nó phát triển tốt hơn trên vùng đất Tây Nguyên này” – chị Hạnh nói.

Theo Phạm Ly/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/tet-lam-ra-thu-thit-den-xi-cay-xe-nhung-vua-ra-lo-da-ban-het-nhan-1052504.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239


Hôm nayHôm nay : 40436

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 476484

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73523455