04:19 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủ tướng ‘mở lòng’ với sinh viên về khởi nghiệp

Thứ ba - 18/10/2016 23:00
Sáng 16/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ phát động Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016-2021 và Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp, đồng thời có cuộc nói chuyện, đối thoại với sinh viên về khởi nghiệp.
Thủ tướng ‘mở lòng’ với sinh viên về khởi nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng ‘mở lòng’ với sinh viên về khởi nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các ban, đơn vị Trung ương Đoàn, thường trực các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc; đại diện các nhà tài trợ, nhà đầu tư, các cá nhân đăng ký dự án cùng 1.000 đoàn viên thanh niên.

“Đáng nhẽ hôm nay các thành viên Chính phủ dự đông hơn, có nhiều bộ trưởng đăng ký dự buổi hôm nay, thể hiện tình cảm đối với thanh niên, lớp trẻ. Tuy nhiên, đất nước ta sáng chống bão giông chiều ngăn nắng lửa, mưa lũ rất lớn ở miền Trung nên tôi đã cử một đồng chí Phó Thủ tướng, nhiều đồng chí bộ trưởng từ Hà Nội vào tham gia chỉ đạo chống lũ lụt ở miền Trung”, Thủ tướng chia sẻ và nêu một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội hiện nay.

Thủ tướng cho biết, tinh thần khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, niềm tin thị trường, niềm tin xã hội đã bước đầu thấm vào nhân dân và khẳng định, Chính phủ đã và sẽ tiếp tục có nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp.

Nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác thanh niên, đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố, nguồn lực con người, coi việc chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”.

Thủ tướng cùng các sinh viên thực hiện nghi thức phát động Chương trình Thanh niên khởi nghiệp. Ảnh: VGP

“Cùng với các đồng chí tiền nhiệm trước tôi, ngay khi đảm nhiệm Thủ tướng Chính phủ, tôi đã nói rõ quyết tâm của mình là phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, có cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai. Với cá nhân tôi, không có gì ý nghĩa hơn, quan trọng hơn là được trao đổi, nói chuyện một cách thẳng thắn với các thế hệ tài năng, tuổi trẻ của đất nước, tạo cho các bạn những cơ hội, những điều kiện thuận lợi để cống hiến, để phát huy hết khả năng của mình. Vì các bạn không chỉ là tiềm năng, là tương lai mà còn là động lực quyết định đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam chúng ta”.

Vậy tại sao Chính phủ kiến tạo hiện nay quan tâm đến Chương trình Thanh niên khởi nghiệp, phát triển đất nước? Thủ tướng đặt vấn đề và nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước xác định 3 đột phá chiến lược là thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Chương trình khởi nghiệp vừa là mục tiêu đột phá, vừa là phương thức, phương tiện thực hiện 3 đột phá chiến lược nêu trên.

Cụ thể, thể chế thị trường được hoàn thiện đồng nghĩa với sức sống khởi nghiệp mạnh mẽ hơn. Khởi nghiệp giúp phát huy tiềm năng con người, phát triển nhanh nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng, số lượng khởi nghiệp và ngược lại, đó cũng là lý do đầu tư nâng cấp hạ tầng.

“Nhiều người nói với tôi rằng hãy coi khởi nghiệp là đột phá chiến lược thứ tư”, Thủ tướng cho biết. “Xin đặt câu hỏi nếu Việt Nam chúng ta làm cả thế giới ngưỡng mộ về khả năng tổng động viên sức mạnh ý chí toàn dân khi đất nước lâm nguy để giải phóng dân tộc, thì ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể động viên người dân khởi nghiệp sáng tạo, làm kinh tế, xây dựng đất nước, chinh phục thị trường thế giới, xác lập chỗ đứng vững chắc trên sân chơi toàn cầu hóa. Khởi nghiệp là một động lực phát triển quan trọng. Khởi nghiệp càng nhiều thì tiềm năng của nhân dân càng được phát huy. Mọi nguồn lực xã hội được đưa vào khai thác và toàn dụng”.

Thủ tướng thăm gian trưng bày về khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: VGP

Thủ tướng cho rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra sâu sắc và nhanh chóng. Hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp là sự phủ nhận nhiều mô hình kinh doanh cũ và khai sáng những phương thức kinh doanh hoàn toàn mới. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba, sau mỗi lần cách mạng công nghiệp diễn ra đều tạo ra thế hệ doanh nhân và doanh nghiệp mới, đồng nghĩa với những thế hệ khởi nghiệp hoàn toàn mới. Do vậy, có thể nói, khởi nghiệp là mệnh lệnh của các cuộc cách mạng công nghiệp.

Khởi nghiệp không chỉ là thiết lập các mô hình, ý tưởng sản xuất kinh doanh, đó có thể là khởi sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hướng tới phục vụ cộng đồng, xã hội, giải quyết bài toán về con người và sự phát triển bền vững. Do vậy, giá trị của khởi nghiệp không chỉ là thành công tài chính của dự án kinh doanh mà còn là giá trị về xã hội, về tính nhân bản, đem lại sự khác biệt, được xã hội tôn trọng.

“Đặc biệt ở đây có doanh nghiệp trẻ, thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, nơi nhân dân ta đang chờ các bạn để có sự đổi thay, làm cho năng suất lao động tăng lên vì chúng ta biết trên 50% dân số nước ta sống ở nông thôn. Cho nên, tôi đặc biệt quan tâm đến chương trình khởi nghiệp ở nông thôn”, Thủ tướng bày tỏ. “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Ngược lại, người dân, đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động, chất lượng nguồn nhân lực được rèn luyện, nâng cao. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi như lúc này”.

Khẳng định các điều kiện khởi nghiệp đã sẵn sàng, Thủ tướng cho biết về 5 điều kiện khởi nghiệp bên trong. Đó là xây dựng Chính phủ kiến tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, xây dựng các luật liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. “Nhiều đồng chí hỏi tôi thế nào là kiến tạo? Kiến tạo có thể hiểu đây là kiến thiết, sáng kiến, kiến nghị, là sự chủ động… để dẫn đến cải tạo, phát triển, sáng tạo trong phát triển tốt hơn, chủ động hơn. Chúng ta hay nói Chính phủ là quản lý kinh tế-xã hội theo đúng chức năng luật pháp quy định nhưng cũng đi liền với phục vụ người dân, doanh nghiệp, chứ không phải chỉ làm quản lý”.

Điều kiện thứ hai, theo Thủ tướng là Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương, các liên minh thị trường chung, nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng là thúc đẩy khởi nghiệp.

Thứ ba, Việt Nam có dân số vàng. Tầng lớp trung lưu đang hình thành ngày càng lớn về số lượng, chất lượng. Lớp trẻ Việt Nam rất năng động trong việc nắm bắt các ý tưởng mới, công nghệ mới.

Thứ tư, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp FDI sản xuất hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD giá trị xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu, đồng thời mở ra cơ hội, ý tưởng khởi nghiệp.

Thứ năm, Việt Nam ổn định về chính trị xã hội, có cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản, đoàn kết, thống nhất một lòng xây dựng đất nước, phát triển vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không có ổn định, đoàn kết thì khó có thể khởi nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Chương trình Thanh niên khởi nghiệp. Ảnh: VGP

“Với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, tôi muốn nói với các bạn rằng Nhà nước rất quan tâm đến thế hệ trẻ, đồng hành cùng các bạn. Việt Nam còn nhiều khó khăn, một số thay đổi còn chậm, còn nhiều vấn đề đặt ra. Chúng ta bình tĩnh để giải quyết nhưng thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm lớn nhất của Đảng ta, Nhà nước ta. Bởi vì các bạn vừa là tiềm năng lớn của tương lai, vừa là nguồn nhân lực của đất nước và là chủ nhân tương lai của đất nước ta. Đặc biệt, những chính sách mới ban hành hay sửa đổi đều nhằm mục đích tạo ra môi trường kinh doanh khởi nghiệp thuận lợi nhất cho các bạn. Nhưng khởi nghiệp thành công hay không chính là ở các bạn”, Thủ tướng nói. “Chính phủ chấn hưng các mặt, đặc biệt là chấn hưng giáo dục, coi khoa học công nghệ và giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, với môi trường như thế, tôi đề nghị Đoàn Thanh niên, bộ, ngành, doanh nghiệp đồng hành với chương trình khởi nghiệp của thanh niên”.

Về điều kiện khởi nghiệp bên ngoài, Thủ tướng cho rằng, đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo không gian và cơ hội, ý tưởng, mô hình kinh doanh mới cho những nhà khởi nghiệp tiềm năng. Các chuyển dịch chuỗi giá trị và mạng sản xuất hướng vào những khu vực kinh tế năng động như ASEAN, Việt Nam, đang tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp.

Trong kỷ nguyên internet, con người và các nguồn lực vật chất dễ dàng kết nối hơn bao giờ hết. Chỉ cần một ý tưởng độc đáo, một sản phẩm giải trí hay một ứng dụng, trò chơi mới có sức hấp dẫn xuất hiện thì nhanh chóng lan tỏa toàn cầu.

Một điều kiện bên ngoài nữa là các dòng vốn dồi dào, các quỹ đầu tư, mô hình tài chính mới đang đẩy mạnh đầu tư vào các ý tưởng khởi nghiệp. Ngay trong đất nước chúng ta, TPHCM, Bến Tre, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội… có nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong giới trẻ.

Cho rằng ĐHQGHN cũng như các trường đại học, cao đẳng trên cả nước phải khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên khởi nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của nâng cao dân trí, giáo dục đào tạo, dạy nghề. Các nhà trường phải có trách nhiệm với câu hỏi bao nhiêu doanh nghiệp, nhà quản lý giỏi ra đời, thành công từ trường đó, từ nghiên cứu đó.

Thủ tướng mong muốn những tập đoàn lớn của Việt Nam là đối tác của các nhà khởi nghiệp có tiềm năng, tạo cơ hội cho các nhà khởi nghiệp tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất của mình, cung cấp các tham chiếu, chỉ dẫn, kinh nghiệm quản trị, thậm chí đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng phát triển.

Thủ tướng trao các suất hỗ trợ khởi nghiệp cho các sinh viên tiêu biểu. Ảnh: VGP

“Tôi nghĩ ở đây có rất đông các bạn trẻ, những ai có ước mơ, hoài bão, muốn trở thành người thành danh trong nghề nghiệp của mình, thành chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo, muốn cống hiến cho xã hội trí lực và cống hiến hết sức tiềm năng bản thân mình thì phải cố gắng, vươn lên, khắc phục khó khăn để phát triển ngay khi còn ngồi ở giảng đường hay khi ra trường”, Thủ tướng khuyên. Sự khởi nghiệp đó có thể là thực hiện một ý tưởng sáng tạo về kinh doanh hay công nghệ, có thể là một ý tưởng giải quyết một bài toán xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp đến dịch vụ, xóa đói giảm nghèo, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế…

Thủ tướng cho rằng, nông nghiệp Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các nhà khởi nghiệp. Nhưng để thành công, ngoài sự chăm chỉ, các nhà khởi nghiệp, thanh niên nông thôn cần phải học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao tư duy quản lý, thị trường. Thủ tướng nêu ví dụ về một trường hợp anh nông dân ở Ô Môn, Cần Thơ đã chế ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại. Mỗi lần trước đây tưới máy mất 5 giờ và tốn 140.000 đồng/lần, còn chi phí thuê nhân công gần 300.000 đồng, thì nay điều khiển bằng điện thoại mất 10 phút, tốn 2.000 đồng, giảm chi phí 70 lần so với tưới máy và giảm 150 lần so với tưới bằng tay.

Thủ tướng cho cũng cho rằng nhiều nhà sáng chế ngoài nước cũng phải thán phục những người như ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo xe bọc thép, Nguyễn Quốc Hoài ở Thái Bình chế tạo tàu ngầm.

Thế hệ thanh niên năng động là phần không thể thiếu của nền kinh tế khởi nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

“Chính vì vậy điều kiện giáo dục, môi trường hiện nay của các bạn trẻ có nhiều thuận lợi cả khoa học, công nghệ, thị trường, khách hàng, đối tác. Các bạn hoàn toàn làm chủ tương lai nếu dám suy nghĩ, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm. Chính vì vậy giới trẻ nên hiểu đúng về khởi nghiệp”, Thủ tướng nói và cho rằng, có ba điều hiểu đúng. Thứ nhất, những người có ước mơ khởi nghiệp là những người mang trong mình hoài bão và sứ mệnh muốn phát huy tốt nhất mọi tiềm năng bản thân cống hiến cho xã hội, được xã hội thừa nhận. Đó có thể là một ý tưởng mới, làm thay đổi cuộc sống đem lại tiện nghi cho con người. Đó có thể là một ý tưởng khởi sự phục vụ cho cộng đồng, giải quyết một bài toán đặt ra hoặc tạo ra công ăn việc làm mới.

Thứ hai, vì vậy thước đo và mục tiêu cuối cùng của khởi nghiệp không chỉ là lợi nhuận, giá trị nhận được của khởi nghiệp không chỉ là con số tài chính. Đó còn là sự trải nghiệm, sự rèn luyện kỹ năng của nhận thức và giá trị bản thân. Vì vậy nếu một ý tưởng khởi sự kinh doanh nào đó không thành công thì cũng không nên coi đó là một thất bại hoàn toàn của bản thân. Có thất bại mới có thành công.

Thứ ba, sinh viên, các thành niên nông thôn, các doanh nhân trẻ hầu hết là thế hệ 9X, 8X. Nhiều bạn trẻ đến từ nông thôn, thành thị, muốn xông pha tham gia các hoạt động xã hội, phong trào tình nguyện, muốn bước chân trên con đường khởi nghiệp. Có thể có người thành công, có người kém may mắn nhưng điều quan trọng là các bạn dám sống với ước mơ của mình, có cơ hội trải nghiệm và rèn luyện cho hành trình lâu dài này. Trên thế giới có những nhà khởi nghiệp ở tuổi 20, nhưng cũng có những nhà tỉ phú thành danh ở tuổi 40, những người như Jack Ma, Bill Gates. Hạnh phúc không chỉ là kiếm được nhiều tiền mà quan trọng hơn sức lan tỏa của họ tạo ra cho xã hội và toàn thế giới. Dám sống đến cùng, thực hiện đến cùng những đam mê đó, Thủ tướng chia sẻ. “Chính vì vậy muốn đam mê phải biết vượt qua thách thức. Chúng tôi khuyên các bạn điều đó”.

Sau bài nói chuyện với sinh viên, Thủ tướng đã đối thoại trực tiếp với sinh viên về khởi nghiệp.

Nguồn: baochinhphu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: khởi nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 91255

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 801369

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73848340