13:20 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thừa Thiên - Huế: Mùa ớt đắng...

Thứ ba - 24/06/2014 04:47
Lấp lửng trong việc thu mua ớt cũng như đưa ra giá trị hỗ trợ thấp khiến bà con nông dân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế thấp thỏm, đứng ngồi không yên. Trước khi đến địa phương để phổ biến trồng ớt cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, doanh nghiệp (DN) đã đứng ra cung ứng giống, làm hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bà con tin tưởng nên trồng ớt đại trà trên diện rộng. Đến mùa ớt chín đỏ đồng thì DN không chịu thu mua như đã hứa.
 
Ớt đã chín, công ty không thu mua gây thiệt hại 
cho bà con nông dân xã Phong Hiền
 
Vận động dân trồng ớt rồi… bỏ chạy!
 
Ông Vũ Văn Ghi – Chủ tịch HĐQT HTX NN Lam Dương cho rằng: "Lý do hiện tại chúng tôi không thu mua ớt của người dân Phong Điền là do thời tiết ở Huế khắc nghiệt, làm trái ớt bị hong khô không đảm bảo chất lượng; thời gian này đồng loạt các vùng khác cũng thu hoạch ớt nên số lượng quá lớn, DN khó khăn trong việc thu mua. Sắp tới, chúng tôi sẽ đền bù cho người dân. Hiện người dân Phong Điền bán ớt ra ngoài thị trường vẫn không bị lỗ”.
Những cánh đồng ớt ở Phong Hiền, Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc (huyện Phong Điền) tỉnh Thừa Thiên - Huế dù đã đến ngày thu hoạch, người dân trông chờ người của Công ty Tân Phú Quang (tỉnh Quảng Nam) về thu mua nhưng vẫn không thấy đâu. Ngồi thẫn thờ bên đống tài sản chẳng biết bán tháo cho ai, ông Thân Ngọc Lễ (thôn An Lỗ, xã Phong Hiền) ngao ngán cho biết: "Ớt nay đã quá chín, chạy lên xã kêu nhiều lần mà không thấy người công ty về mua nên tui đành để liều trên ruộng, không thu hoạch. Trước đây, công ty về làm hợp đồng bao tiêu sản phẩm với đại diện các đội sản xuất, các hợp tác xã họ hứa khi nào ớt chín sẽ về mua nhưng giờ lại không thấy đâu cả”. 
 
Hộ gia đình ông Lễ được xã vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích 2 sào trồng lúa sang trồng ớt cao sản xuất khẩu. Khi xã vận động, bà con đều nhiệt tình tham gia bởi tính hiệu quả trên đơn vị sản xuất, trồng ớt cao sản hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3  lần so với trồng lúa, đậu, rau màu. Nhưng giờ công ty không thu mua, người dân đứng ngồi không yên khi ớt càng chín giá trị mặt hàng nông sản này càng giảm. "Nếu biết trước bà con nông dân sẽ không hưởng ứng làm chi. Hai sào đất của tui trồng lúa cũng được 6 tạ, còn có cái mà ăn”, ông Lễ bức xúc. 
 
Ông Trần Đức Thiện- Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền cho biết, chương trình trồng ớt cao sản xuất khẩu được triển khai vào tháng 1-2014, do Công ty Tân Phú Quang có địa chỉ tại Quảng Nam giao cho HTX NN Lam Dương (Quảng Nam) trực tiếp về vận động người dân trồng, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 6.200 đồng/kg. Họ "ứng” trước cho bà con nông dân tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Trước đây, năm 2013, công ty này đã về cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm cho bà con một lần rồi, thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác nên địa phương đã vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Toàn xã có gần 8ha ớt cao sản xuất khẩu, trong đó ngoài diện tích trồng ớt truyền thống thì hơn 6ha còn lại đều chuyển đổi từ các loại cây trồng như sắn xen lạc, mía, rau màu. 
 
Nông dân chịu thiệt 
 
Ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền cho biết, sau nhiều lần lảng tránh, ngày 16-5, đại diện phía Công ty Tân Phú Quang đã có buổi làm việc với UBND huyện Phong Điền về việc thu mua ớt cao sản cho người dân. Tại đây, đại diện phía công ty đã đưa ra lý do do thị trường Biển Đông biến động nên thương lái Trung Quốc không thu mua ớt cao sản nữa, khiến công ty gặp khó khăn; nhiều địa phương khác trồng ớt nhiều nên mặt hàng nông sản này bị ứ đọng. Họ cũng đưa ra hai phương án, một là thu mua ớt mức giá mới chỉ 4 nghìn/kg; hoặc sẽ hỗ trợ cho người dân 500 nghìn đồng/sào ớt. Về vấn đề này, theo quan điểm ông Dũng: "Hiện đa số diện tích ớt trên địa bàn huyện đã thu hoạch gần xong, bà con nông dân cũng đã đồng ý với phương án hỗ trợ 500 nghìn đồng/sào. Phía DN đưa ra phương án đó cũng đã thể hiện thiện chí của họ. Về lâu dài, đơn vị khó khăn nên bà con cần chia sẻ với DN”.
 
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay người dân trồng ớt tại huyện Phong Điền vẫn chưa đồng ý với phương án trên. Người dân bức xúc với kiểu làm ăn "bội tín” của Công ty Tân Phú Quang. Ông Lê Hùng, một hộ dân trồng ớt ở thôn An Lỗ bức xúc: "Việc chậm thu mua, đòi thu mua với mức giá thấp hơn đã cam kết đã làm thiệt hại cho bà con nông dân chúng tôi. Giờ ớt đã chín lâu ngày, chất lượng ớt giảm. Công ty không thu mua, buộc bà con phải thu hoạch mang đi phơi, đúng vào vụ mùa lúa nên rất chật vật. Vả lại, đây là ớt cao sản, đặc tính không cay, nếu mang phơi khô, giã làm ớt bột bán cũng không được giá. Bà con phải trộn thêm ớt địa phương vào mới bán được”. 
 
Cũng theo các hộ dân, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả chưa thấy đâu nhưng đã gây ra những xáo trộn trong sản xuất, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng nghìn hộ dân huyện Phong Điền. 
 
Theo Daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 329


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1260819

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74307790