11:51 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thúc đẩy tư nhân tham gia chuỗi thực phẩm

Thứ năm - 08/02/2018 10:25
Không có lợi thế về đất đai để sản xuất quy mô lớn nhưng nông sản của Nhật Bản luôn là thứ ngon và đắt nhất thế giới. Nông nghiệp VN có nhiều tương đồng với Nhật Bản nên có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước này.
 
Hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Nhật được phát triển rất tốt /// Ảnh: Chí Nhân
Hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Nhật được phát triển rất tốt
ẢNH: CHÍ NHÂN
Làm nông theo hợp đồng
Dự án “Hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tại Nghệ An” được triển khai từ năm 2016 nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản. Dự án đang triển khai một số mô hình gắn sản xuất với chế biến kinh doanh như: gừng, trà, bưởi, gà…
Các mô hình được xây dựng dựa trên 4 bước: Xác định nhu cầu thị trường, sản xuất, chế biến và bán sản phẩm. Chủ thể của chuỗi sản xuất này được xác định là người nông dân/hợp tác xã (HTX). Họ sản xuất theo hợp đồng với DN chế biến thực phẩm. Các DN chế biến có hợp đồng bán hàng với các kênh phân phối, trong nước và xuất khẩu. Cụ thể như với cây trà, nông dân sẽ được hỗ trợ kỹ thuật trồng, cắt tỉa, thu hoạch. Sản phẩm sau khi thu hoạch được sơ chế bằng cách hấp lá trà hoặc sấy khô và sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường là nguyên liệu bộ trà xanh (matcha) để làm kem trà xanh, bánh kẹo. Không chỉ thế, bột trà xanh còn tiếp tục được nghiên cứu để làm ra các sản phẩm khác như: thạch rau câu trà xanh, trà xanh latte… tiêu thụ trong và ngoài nước. Còn đối với củ gừng sẽ được chế biến thành xốt gừng xuất vào thị trường Nhật Bản. Ông Sakuma Hiroyuki, cố vấn khuyến nông tỉnh Nghệ An (chuyên gia Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA), nhận xét: “Chính quyền địa phương đã rất tích cực hợp tác, nhờ vậy các quyết định nhanh chóng được triển khai xuống cấp huyện và xã. Đây là một thế mạnh rất lớn trong quá trình triển khai dự án hợp tác”.
Thúc đẩy tư nhân tham gia chuỗi thực phẩm - ảnh 1
Nông dân Nhật đưa hàng vào các kênh phân phối thông qua các hiệp hội nông nghiệp
Theo ông Sakuma Hiroyuki, việc hình thành chuỗi giá trị thực phẩm có điểm bất lợi không nhỏ là nằm xa các trung tâm có sức tiêu thụ lớn là Hà Nội và TP.HCM. Trong khi ở VN chưa hình thành được một hệ thống lưu thông tốt về cơ sở hạ tầng, vấn đề sản xuất và phân loại nông sản, đóng gói bao bì sản phẩm, thiết bị bảo quản lạnh, dây chuyền lạnh… Để khắc phục, trước hết cần có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền, đồng thời xây dựng được cơ chế phối hợp liên kết chéo giữa các cơ quan chuyên ngành để nhanh chóng ứng phó và giải quyết các vấn đề một cách linh động. Đặc biệt, sự liên kết hợp tác với các DN tư nhân cũng là yếu tố quan trọng để cập nhật thông tin liên quan đến nhu cầu và xu hướng của thị trường.
 
 
Thúc đẩy tư nhân tham gia chuỗi thực phẩm - ảnh 3
Chúng ta có thể kỳ vọng vào hoạt động của các HTX nông nghiệp tại VN trong việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản để có thể thúc đẩy nền nông nghiệp trên cả nước phát triển một cách toàn diện
 
 
Chuyên gia JICA Watanabe Yasuo
 
Chuyên gia JICA Watanabe Yasuo, Cố vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết thêm: Sản xuất nhỏ lẻ gặp bất lợi nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cách giải quyết vấn đề này căn bản nhất là “mở rộng quy mô kinh doanh” của các đơn vị sản xuất nông nghiệp. “Để thực hiện được điều đó phải mở rộng quy mô kinh doanh của từng hộ nông dân, khuyến khích các DN lớn tham gia kinh doanh nông nghiệp và liên kết các hộ nông dân thông qua một tổ chức để làm tăng quy mô sản xuất”, ông Watanabe Yasuo nói và cho rằng: “Vì có những khó khăn trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên có thể xem xét cơ chế cho thuê đất để mở rộng quy mô kinh doanh của từng hộ nông dân và thiết lập một cơ chế để mô hình này hoạt động”.
HTX nông nghiệp kiểu Nhật
Để khuyến khích các DN lớn tham gia kinh doanh nông nghiệp. Thực tế ở VN mặc dù hiện nay chưa có những quy định về mặt pháp luật nhưng vẫn có không ít các đơn vị kinh doanh nông nghiệp đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại, sản xuất quy mô lớn và trong tương lai chúng ta có thể kỳ vọng vào sự phát triển của những DN như vậy. Tuy nhiên, nếu so với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn ở VN thì phương án này chỉ giải quyết được một phần diện tích rất nhỏ.
Phương án liên kết các hộ nông dân thông qua một tổ chức như HTX nông nghiệp để tăng quy mô sản xuất có thể thực thi trên một diện tích rộng. Cơ cấu nông nghiệp ở Nhật Bản cũng gần giống với VN, chủ yếu là các hộ kinh doanh nông nghiệp quy mô nhỏ và Hiệp hội Nông nghiệp đóng một vai trò hết sức to lớn. “Chúng ta có thể kỳ vọng vào hoạt động của các HTX nông nghiệp tại VN trong việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản để có thể thúc đẩy nền nông nghiệp trên cả nước phát triển một cách toàn diện”, ông Watanabe Yasuo kết luận.
Theo Thanh Niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 62295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1022451

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74069422