04:33 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp bài tỏi voi 'bóp chết' tỏi Lý Sơn: Nhiều giống cây thuần Việt đang biến mất

Thứ tư - 22/11/2017 19:23
TP - Nhà nông học Lê Tiến Dũng nói rằng, vì ham năng suất, lợi nhuận trước mắt, chúng ta đang đánh mất nhiều giống cây trồng quý giá.
Tỏi Lý Sơn đã trở thành thương hiệu, sản phẩm đặc trưng nhưng đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Tỏi Lý Sơn đã trở thành thương hiệu, sản phẩm đặc trưng nhưng đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Tiến sĩ - nhà nông học Lê Tiến Dũng vừa nhận tháng lương hưu đầu tiên sau bao năm gắn bó với khoa Nông học (Đại học Nông Lâm Huế). Gọi điện cho ông, vị nguyên trưởng Khoa Nông học tự nhận là người “cực đoan” với các giống cây mới, ngoại lai nhập vào nước ta hiện nay. Lý do rất đơn giản, các giống nhập ngoại đã đánh bật và làm biến mất những đặc sản vùng miền, con cháu đời sau chỉ còn được nghe qua lời kể.

“Cuộc chiến” giữa giống ngoại nhập với giống cây thuần Việt, khi cây tỏi voi xứ sở mặt trời mọc (Nhật Bản) đang được tính đưa qua đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trồng, không phải mới được nhắc đến. Từ hàng chục năm, “cuộc chiến” đó đã diễn ra và những giống cây trồng đặc sản địa phương luôn thua cuộc. Ông Dũng bảo rằng: Thua đau ngay trên sân nhà. Tất cả chỉ vì ham năng suất, lợi nhuận trước mắt mà đánh mất những giống cây trồng quý giá.

 Lúa Nhật, lạc Trung Quốc... 

Hiện nay, nhiều giống cây trồng ngoại vào Việt Nam ồ ạt là do xu hướng “chuộng ngoại”, cho rằng giống ngoại là tốt nhất. Điều này dẫn đến những hậu quả, mà những người làm khoa học như ông Dũng luôn đau lòng. Đơn cử, mặc dù chưa được Bộ NN&PTNT khảo nghiệm và công nhận ở miền Nam nhưng giống lúa Nhật đã được trồng trên hàng chục ngàn hecta ở ĐBSCL. Giống lúa Japonica của Nhật Bản nhập về rồi được quảng bá rầm rộ là ngon, chất lượng nên nông dân trồng ào ạt. Trong khi đó Việt Nam chúng ta có nhiều giống lúa ngon như tám thơm, lúa hương, lúa xoan... lại không được nhà nước hỗ trợ. Ngược lại, chúng ta lại đi cổ vũ cho giống Japonica của Nhật Bản. Đây là chuyện hết sức ngược đời ở nước ta.

“Nhập giống ngoại vào sẽ đánh bật các giống địa phương, đặc sản, dần dần các giống đặc sản sẽ mất đi vì không thể cạnh tranh nổi với các giống nhập. Và hậu quả là con cháu chúng ta mất đi những giống cây quý”, ông Dũng trăn trở.

Người nông dân miền Trung bao đời trước có các giống lạc (đậu phộng) địa phương trứ danh, nức tiếng. Vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh lạc cúc, TT - Huế có lạc giấy. Xa hơn, ngoài Bắc Giang có lạc đỏ. Đó là những dòng lạc quý, hạt nhỏ, thơm bùi. Nhưng tiếc rằng những giống lạc “ăn một hạt, đứng ở xa đã thèm” nay đã không còn. Nay ngoài Đại học Nông lâm Huế còn lưu giữ một ít giống lạc giấy để bảo tồn gene, thì không nơi nào còn. Lạc cúc xứ Nghệ cũng mất dần. Thay vào đó là những giống lạc nhập từ Trung Quốc như giống L14, L18, L21... năng suất nhưng chất lượng không ngon bằng lạc địa phương.  Sự biến mất của giống các giống này theo Tiến sĩ Dũng là do chúng ta đang say sưa nhập các giống ngoại vào. Hậu quả là những giống thuần Việt chất lượng cao dần biết mất.

“Đó là những bài học kinh nghiệm về nhập nội các giống cây trồng hiện nay đang bị buông lỏng quản lý, nhập giống ào ạt và say sưa. Hậu quả khôn lường”, ông Dũng nói và cho biết: Hiện nay nhà nước có chủ trương khôi phục, gieo trồng lại các giống địa phương, trong chương trình quỹ gene của nhà nước. Tuy nhiên không phải giống nào cũng phục hồi để gieo trồng được, có giống còn để khôi phục nhưng có giống đã mất đi thì không còn cách nào để có được đúng loại giống cũ.

Quay lại câu chuyện tỏi Lý Sơn đang đối diện với việc cạnh tranh với tỏi voi Nhật Bản, ông Dũng cho rằng: Tỏi Nhật Bản nhập vào, chúng ta sẽ mất tỏi Lý Sơn vì năng suất không thể cạnh tranh được. Trồng tỏi voi Nhật Bản năng suất cao, có thể nhiều tiền nhưng chưa hẳn nhiều tiền vì tỏi Lý Sơn vẫn có giá trị cao. Tỏi Lý Sơn đã thành giống cây có dư địa chí rồi thì phải đầu tư phát triển. Tránh những nguy cơ như những giống cây trồng khác đã biến mất.

Lý Sơn là một vùng sinh thái đặc biệt. Có những đặc thù về môi trường chỉ có Lý Sơn mới có, mới sản sinh ra giống tỏi như vậy. Ông Dũng cho rằng: Phải cân nhắc việc nhập tỏi Nhật Bản về Lý Sơn. Phải đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại chọn Lý Sơn, nơi có giống tỏi nổi tiếng để trồng mà không là địa phương khác? Đừng vì thấy cái lợi trước mắt là năng suất và sản lượng mà đánh mất một thương hiệu, một sản phẩm giống cây bao đời người dân mới tuyển chọn ra được. Con cháu đã không còn những sản phẩm mà như cha ông ngày xưa thường hay kể “nấu cơm thơm cả làng”. Chúng ta đã có nhiều bài học đắt giá. Đừng để tỏi Lý Sơn diệt vong. Phải rút kinh nghiệm cho đất nước, say sưa nhập về sẽ đánh mất những giá trị vốn có của mình.

Theo ông Dũng quan niệm, ngày xưa, thời còn thiếu ăn nên ham năng suất cao chúng ta đem các giống cây trong đó có lúa lai về trồng. Nhưng nay, khi nhu cầu đòi hỏi chất lượng, thì các giống địa phương hoặc tương đương phải được coi trọng, không thể dùng giống có năng suất nhưng chất lượng kém được nữa. Cần phải thay đổi tư duy và cách làm như hiện nay mãi say sưa nhập giống ngoại.

 Chưa rõ tỏi voi Nhật Bản ra sao

Ông Đặng Liên, một nông dân trồng tỏi lâu năm ở Lý Sơn, cho biết: Chuyện trồng đưa tỏi voi Nhật Bản vào Lý Sơn huyện chưa phổ biến gì. Tuy nhiên, cách đây một năm có cán bộ nông lâm từ đất liền ra đảo đã nói chuyện, tham mưu với ông về việc hợp đồng với công ty Nhật Bản trồng tỏi voi ở Lý Sơn nhưng mãi không thấy đưa giống. Ông Liên và nhiều nông dân chưa rõ giống tỏi voi Nhật Bản như thế nào chỉ nghe nói củ to, màu hồng hồng. Còn chất lượng thì người dân hoàn toàn không rõ. Sau khi trồng thử nghiệm nếu chất lượng tốt người dân sẽ trồng thay thế.

Theo ông Liên, hiện tại đảo Lý Sơn, do diện tích đất eo hẹp mỗi nhân khẩu chỉ  được cấp 110 m2 đất để trồng tỏi. Nhà nào muốn mở rộng diện tích phải đi thuê đất của hộ khác. Nếu tỏi Nhật Bản vào thì chắc chắn diện tích trồng tỏi Lý Sơn sẽ giảm. Hiện tại, giống tỏi Lý Sơn trồng trên đảo năng suất ổn định, giá nhập cho thương lái từ 150 - 160 ngàn đồng/kg. Riêng tỏi “cô đơn” (một củ), giá từ 1,5 - 1,6 triệu/kg, không có mà bán bởi rất khó để trồng và cho ra loại tỏi này. Điều nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn mong muốn nhất, là nhà nước có cách nào đó, bình ổn, giữ được giá để người nông dân yên tâm sản xuất, bởi hiện tại giá tỏi đang phụ thuộc vào thương lái.

Nhà khoa học lo lắng, nông dân cần nhà nước bảo hộ cho cây tỏi, vậy mà trả lời báo chí ông Đặng Văn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vẫn cho rằng: Không có sợ gì hết. Ai làm tốt thì cho làm, cho dù nước ngoài hay trong nước, miễn sao hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân cao nhất, và có thị trường đầu ra, bao tiêu sản phẩm ổn định hơn. Còn mình không thể bảo hộ độc quyền tỏi Lý Sơn, và không nên vì thương hiệu đó mà mình giữ mãi không cho người khác vào. Tỏi Lý Sơn rồi sẽ về đâu?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179


Hôm nayHôm nay : 27499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 209531

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73256502