02:50 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp sức để nông dân làm giàu

Thứ năm - 29/01/2015 20:17
Với nhiệm vụ xây dựng các chương trình, mô hình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, các điển hình về nông, lâm, ngư nghiệp hiệu quả cho nhân dân và phát triển ngành nghề nông thôn…, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã góp phần quan trọng giúp nông dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở triển khai hiệu quả nhiều mô hình phù hợp. Trong tổng số 25 dạng mô hình (cấp thành phố 23 dạng, cấp trung ương 2 dạng) được triển khai tại 21 quận, huyện, thị xã với 157 điểm trình diễn, tiêu biểu là các mô hình: Đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa; Nuôi cá tầm thương phẩm tại xã Khánh Thượng, Ba Vì; Chăn nuôi gà thả vườn, đồi theo hướng an toàn sinh học; trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu… Cơ bản các mô hình được triển khai theo đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra.

 
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn sử dụng máy cấy. Ảnh: Thái An
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn sử dụng máy cấy. Ảnh: Thái An


Trình diễn giống lúa mới và cấy bằng máy là những mô hình được đánh giá cao và nông dân hưởng ứng đón nhận. So với lúa cấy truyền thống, dùng máy cấy giúp giảm chi phí (giảm giống, giảm công lao động, kịp thời). Đối chứng với lúa Khang dân 18, lúa mới trình diễn RVT, TH 3-5 có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với thời vụ của thành phố. Năng suất lúa TH 3-5 đạt 6,5 tấn/ha, cao hơn lúa Khang dân 20-25%; lúa RVT đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn Bắc thơm số 7 khoảng 10-15%. Cả hai giống này đều có thể đưa vào cơ cấu giống lúa 2015 của thành phố. Cùng với việc trình diễn các giống lúa mới, năm 2014, trung tâm đã tiếp tục đẩy mạnh các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Các loại máy được hỗ trợ gồm: Máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp… Thành công của mô hình giúp tăng năng suất cây trồng 10-15%; giảm chi phí sản xuất từ 700.000 đến 2.800.000 đồng/ha/vụ.

Những năm gần đây, nông dân có tâm lý ngại làm cây vụ đông. Chính vì vậy, diện tích cây trồng vụ đông giảm rõ rệt. Nguyên nhân là bộ giống cây vụ đông còn đơn điệu, các giống rau, củ có năng suất, chất lượng cao chưa nhiều. Nắm bắt được những khó khăn đó, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đưa mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu vào sản xuất vụ đông. Cây khoai tây trồng theo phương thức mới không cần làm đất, không tốn thời gian, lại có thể tận dụng được rơm rạ sau vụ gặt làm phân bón... Kỹ thuật chuyển giao ứng dụng hiệu quả giúp giảm sức lao động và nâng cao năng suất khoai tây đạt khoảng 7-8 tạ/sào, với giá bán bình quân 10.000 đồng/kg hiện nay, mỗi héc ta khoai tây cho thu nhập 150-200 triệu đồng… Các mô hình khuyến nông hiệu quả đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng hiệu quả.

Giúp nông dân tìm đầu ra

Thực tế, ngày càng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được áp dụng vào sản xuất giúp nông dân nâng cao đời sống. Tuy vậy, bài toán tiêu thụ sản phẩm vẫn là nỗi lo lớn tại các vùng sản xuất tập trung. Đây cũng là trăn trở của những người làm công tác khuyến nông Hà Nội. Tìm đầu ra cho thị trường nông sản, giúp nông dân yên tâm sản xuất, đặc biệt là tại các vùng sản xuất sau khi trung tâm đưa mô hình về cho nông dân đã được xác định là nhiệm vụ đặc biệt. Trong năm 2015, bám vào chủ trương của ngành, ngoài việc chuyển giao các mô hình sản xuất hiệu quả cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội sẽ tập trung vào các mô hình sản xuất giống, giúp nông dân chủ động nguồn giống chất lượng để mở rộng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và giảm phụ thuộc vào các giống nhập khẩu. Trước mắt, trong vụ xuân 2015 trung tâm triển khai 8ha khoai tây giống vụ xuân tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất. Hiện nay cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, nếu thành công, trung tâm sẽ mở rộng diện tích và đề nghị địa phương xây dựng thêm các kho lạnh để bảo quản khoai tây giống cho các năm tiếp theo.

Việc liên kết trong chăn nuôi cũng sẽ được Trung tâm Khuyến nông đẩy mạnh triển khai năm 2015. Trước mắt, trung tâm sẽ tập trung xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng VietGap: Chọn một số địa chỉ sản xuất có điều kiện, hỗ trợ hộ chăn nuôi vịt áp dụng quy trình, kỹ thuật đạt chuẩn; liên kết với một số doanh nghiệp để đưa trứng vào các siêu thị, trung tâm thương mại và bếp ăn tập thể. Đồng thời, xây dựng các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các sản phẩm chăn nuôi như: Mô hình gà Đông Tảo lai; mô hình nuôi vịt thịt thương phẩm an toàn sinh học; mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học…

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai hai đề án: Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp thành phố và Đề án sản xuất hoa cây cảnh giai đoạn 2012-2016. Tuy nhiên, để công tác khuyến nông đạt hiệu quả, trung tâm đề nghị thành phố cho phép xây dựng chính sách đặc thù cho lĩnh vực khuyến nông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; các mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi và mô hình ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ NN&PTNT điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị định 02 của Chính phủ về công tác khuyến nông cho phù hợp, tạo thuận lợi cho cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ.
Theo hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 35733

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524433

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571404