03:00 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm hướng đột phá nông nghiệp...

Thứ tư - 15/04/2015 23:36
Đặt trọng tâm vào phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt và tạo vùng trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, Vĩnh Phúc chủ trương tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp bằng "đòn bẩy" là nguồn vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng....
Hút doanh nghiệp bằng cơ chế mở

Tại Hội thảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp vừa tổ chức hôm qua (15/4) tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, một trong những điểm nhấn của Đề án tái cơ cấu là tạo cơ chế tối đa để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Điểm đặc biệt của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc là không đơn thuần đề cập đến lĩnh vực kinh tế nông nghiệp mà Vĩnh Phúc đặt vấn đề tái cơ cấu ngành trong phối cảnh KT-XH tổng thể để gỡ “nút thắt” quan trọng về cơ cấu lao động việc làm. Vì vậy, đề án đưa ra nhiều nhóm chính sách, giải pháp tạo công ăn việc làm cho người lao động như: đào tạo lao động nông nghiệp, phân luồng đào tạo nghề từ phổ thông, chính sách xuất khẩu lao động...

Theo đó, tỉnh sẽ áp dụng Nghị định 210 của Chính phủ với khung hỗ trợ cao nhất đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện, ngoài ra những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị định vẫn được tỉnh vận dụng hỗ trợ. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng xác định chính sách hỗ trợ quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần ở vai trò quản lý Nhà nước đó là đất đai.

Dự thảo đề án của tỉnh đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và xây dựng khung hỗ trợ từ 5-6 triệu đồng/ha trong 5 năm đầu tiên cho các doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp của dân đầu tư lâu dài. Và tỉnh cam kết sẽ vận dụng tất cả những điều kiện tốt nhất trong khuôn khổ luật pháp cho phép để giúp đỡ doanh nghiệp tích tụ đất đai. Nhưng rõ ràng để giải bài toán tích tụ ruộng đất sao cho doanh nghiệp có thể đầu tư trên những thửa ruộng rộng vài trăm đến hàng ngàn ha vẫn rất khó. Đây là vấn đề mà Vĩnh Phúc cần các chuyên gia kinh tế đầu ngành và các nhà hoạch định chính sách đóng góp ý kiến.

Đóng góp ý kiến với hội thảo, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ cho rằng, thực trạng sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta quá manh mún, phân tán.

Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai còn quá nhiều vướng mắc, doanh nghiệp đã bỏ tiền mua lại QSDĐ của dân rồi nhưng vẫn là “thuê” của Nhà nước, họ phải trả quá nhiều tiền. Thêm nữa, doanh nghiệp muốn đầu tư lớn thì lại bị hạn chế bởi thời hạn sử dụng bởi QSDĐ giới hạn trong 20 năm vậy sau 20 năm nữa doanh nghiệp có tiếp tục được sử dụng mảnh đất mình đã đầu tư hay không? Tình thế đầu tư trên mang lại rủi ro quá lớn cho doanh nghiệp nên họ đòi hỏi phải có giải pháp chắc chắn hơn.

Để giải quyết vấn đề này, ông Cung gợi ý về một cuộc “xé rào” để tạo nên đột phá chứ không chỉ vận dụng quyền trong luật: “Quyền sử dụng đất phải là tài sản để có thể chuyển dịch thành vốn. Có thể chuyển nhượng, mua đứt. Ngoài ra, các giải pháp khác chỉ là thỏa hiệp chứ không phải giải pháp căn cơ”. Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, doanh nghiệp hiện nay đang phải chịu rủi ro chính sách, vì chính sách của chúng ta ra theo nhiệm kì nên doanh nghiệp mất niềm tin. Để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư dài hạn trên đất thuê, bà Lan đặt vấn đề “nhẹ” hơn khi đề nghị “giao quyền sử dụng đất thời hạn 99 năm và cam kết không thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội”.

Sản phẩm thế mạnh nào?

Bên cạnh việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, tạo cơ chế tích tụ ruộng đất thì nội dung lựa chọn sản phẩm nào làm thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng thu hút được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thì đề án tái cơ cấu phải được xây dựng trên bình diện hội nhập và cạnh tranh.

Những sản phẩm mà tỉnh định đưa thành ngành sản xuất chủ lực như bò thịt hiện nay đang vấp phải cạnh tranh rất lớn từ các nước như Úc. Đây cũng là mối lo ngại của các chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan và nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng, bởi giống bò của Việt Nam nhỏ hơn, tỉ lệ thịt thu về tối đa 50% trong khi thịt bò Úc ngon hơn, giá rẻ hơn, tỉ lệ thịt thu được tới 60% nên sản phẩm bò thịt VN rất khó cạnh tranh với bò Úc. Ở góc nhìn lạc quan hơn, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang - chuyên gia hàng đầu của ngành chăn nuôi lại nhận định giá thịt bò ở VN hiện nay đang rất cao và trong năm 2014 nước ta phải nhập tới 181.536 con bò cho thấy thị trường Việt Nam đang thiếu thịt bò.

Thêm nữa, thị trường Trung Quốc luôn thiếu nguồn cung thịt lợn, bò. Nhưng do nước ta không có đủ thịt bò tiêu thụ trong nước nên chỉ có thể xuất khẩu thịt lợn mà không xuất khẩu thịt bò nên không lo đầu ra cho sản phẩm bò thịt. Riêng về định hướng nuôi bò sữa, hầu hết các ý kiến đều nhận định khả thi bởi phần lớn sữa tiêu thụ trong nước đều phải nhập khẩu. Nhìn dưới góc độ doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc cần tham khảo ý kiến của chính những doanh nghiệp, tập đoàn đang được tỉnh mời gọi về đầu tư trên địa bàn để xác định hướng lựa chọn sản phẩm.

Bởi chỉ có doanh nghiệp mới nắm rõ nên đầu tư vào sản phẩm gì mang lại lợi nhuận và có chiến lược cho sản phẩm đó. “Cần tôn trọng quyền chủ động của doanh nghiệp, trao đổi với doanh nghiệp trước khi hoạch định chính sách”, bà Lan nói....

Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 31528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 467576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73514547