12:15 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin NN: Đừng để nông sản đứng trước nguy cơ phải “giải cứu”

Thứ sáu - 21/02/2020 22:52
Việc “giải cứu” nông sản của Việt Nam không phải bây giờ mới xảy ra, mà rất nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, nếu không thay đổi kiểu làm ăn manh mún, chất lượng sản phẩm thì chắc chắn người nông dân trực tiếp sản xuất tiếp tục bị thiệt hại nặng nề.
dua-hau_mzhe.jpg
Dưa hấu được bán khắp đường phố Hà Nội.

Từ sau Tết đến nay, tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp (DN) trong nước rơi vào tình cảnh khốn đốn do phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Thiệt hại nặng nề nhất, đó là hàng loạt sản phẩm nông nghiệp đã và đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng không thể xuất vào được thị trường Trung Quốc, cũng không thể xuất vào bất cứ thị trường nào, buộc phải "quay đầu" lại thị trường nội địa chờ "giải cứu".

Việc "giải cứu" nông sản của Việt Nam không phải bây giờ mới xảy ra, mà rất nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, nếu không thay đổi kiểu làm ăn manh mún, chất lượng sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tiểu ngạch, việc tiêu thụ chỉ trông chờ vào quyết định của thương lái và xuất khẩu chỉ tập trung vào một thị trường... thì chắc chắn người nông dân trực tiếp sản xuất tiếp tục bị thiệt hại nặng nề.

Trước đây, cả nước vào cuộc "giải cứu" hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vì sản phẩm này phụ thuộc 70-80% thị trường xuất khẩu Indonesia. Khi hành tím Vĩnh Châu vào mùa thu hoạch rộ cũng là lúc thị trường Indonesia ngưng nhập khẩu mặt hàng này, khiến khoảng hơn 50.000 tấn hành tím đã thu hoạch không có đầu ra, buộc phải "giải cứu" trong nước.

Tương tự, khoảng tháng 4-2019, người dân trong nước lại tiếp tục chung tay "giải cứu" khoai lang cho bà con tỉnh Gia Lai. Nguyên nhân, khoai lang Gia Lai phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và người dân cũng đã quen với kiểu xuất khẩu tiểu ngạch.

Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã thay đổi kiểu tiếp cận với sản phẩm nhập khẩu. Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước nữa, họ đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn, yêu cầu khắc khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... và việc thay đổi bất ngờ này đã khiến khoai lang Gia Lai không đáp ứng được yêu cầu của đối tác đặt ra.

Hàng tồn, không có đầu ra, một cuộc "giải cứu" diễn ra trên diện rộng tại thị trường nội địa. Thời điểm này, ở đâu cũng thấy xuất hiện tấm bảng: "Khoai nghĩa tình - Hỗ trợ tiêu thụ khoai lang giúp bà con nông dân  tỉnh Gia Lai"...

Và, từ sau Tết đến nay, người dân lại tiếp tục "giải cứu" thanh long, dưa hấu của nông dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Gia Lai... bị ứ đọng số lượng lớn không xuất được vào thị trường Trung Quốc do bị ảnh hưởng dịch Covid -19.

Tham gia "giải cứu" mạnh nhất là các hệ thống siêu thị như: Siêu thị BigC, bán dưa hấu ruột đỏ giá 4.900 đồng/kg, thanh long ruột đỏ miền Tây giá 10.900 đồng/kg. Từ ngày 5-2 đến nay, toàn hệ thống tiêu thụ khoảng 100 tấn dưa hấu/ngày (gấp 10 lần ngày thường) và 70 tấn thanh long.

Dự kiến, BigC sẽ tiêu thụ khoảng 4.000 tấn thanh long và dưa hấu tại một số địa phương như Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Long  An, Tiền Giang... để hỗ trợ nông dân tiêu thụ hai loại nông sản bị ùn ứ này; Hệ thống siêu thị Co.op mart, Co.op Xtra. Co.op Food, bán hàng không lợi nhuận không chỉ 2 mặt hàng thanh long, dưa hấu mà còn mặt hàng cá ba sa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ với giá thu mua tại nguồn cao hơn thương lái.

Giá thanh long ruột trắng và ruột đỏ hệ thống này bán ra giá từ 4.800 đồng - 9.900 đồng/kg, dưa hấu giá 9.500 đồng/kg tùy theo khu vực địa lý của siêu thị. Cá basa nguyên con, không đầu đạt chuẩn xuất khẩu giảm 20% còn 44.500 đồng/kg. Tổng lượng dự kiến tiêu thụ của 3 mặt hàng nông thủy sản này tại hệ thống 6.000 tấn... Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tổ chức, cá nhân, cũng đã thu mua giúp thanh long, dưa hấu của người nông dân bán ra thị trường không lợi nhuận, thậm chí là phát miễn phí...

Theo số liệu tổng hợp của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), việc thông quan ở cửa khẩu quốc tế vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 200 container hàng nông sản chờ thông quan ở các cửa khẩu của Lạng Sơn và Lào Cai.

Tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), tính đến đầu tuần này đã xuất khẩu được 31 xe container (trong đó 25 xe trái cây như thanh long, dưa hấu, mít, nhãn; và linh kiện điện tử) nhưng hiện vẫn còn tồn trên 100 xe hàng trái cây (thanh long, mít, ớt, nhãn) và linh kiện điện tử.

Tại Lào Cai, xuất khẩu chính ngạch cũng được khai thông với hơn 10 xe thanh long, chuối, mít, dưa hấu đã giao được hàng. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn khoảng 100 xe trái cây, trong đó nhiều nhất là thanh long và chuối, mít và dưa hấu.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu bị gián đoạn thì tiêu thụ nội địa là giải pháp hữu hiệu. Trong thời gian qua, hệ thống phân phối trong nước đã hỗ trợ các nhà vườn tiêu thụ nông sản, nhưng sản lượng nông sản cần tiêu thụ hiện nay là rất lớn. Vì vậy, Sở Công thương các địa phương cùng với các nhà phân phối cần chủ động bàn bạc để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ nông dân, cũng như có phương án bảo quản, chế biến các nông sản có số lượng lớn sắp thu hoạch.

Với thực trạng trên, để tránh phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu, nhiều ý kiến cho rằng cùng với việc tiếp tục duy trì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các cơ quan chức năng, DN cần nghiên cứu để tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế cho hàng hóa của Việt Nam, nhất là với các mặt hàng nông, thủy sản.

Tuy nhiên, để sản phẩm xuất khẩu được vào nhiều thị trường thì người sản xuất  buộc phải thay đổi thói quen sản xuất manh mún, tự phát, buôn bán phụ thuộc vào thương lái... như hiện nay. Để thực hiện việc này cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, DN và người sản xuất.

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do Covid-19

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 tại Trung Quốc khiến nhu cầu nhập khẩu cao su của nước này giảm.

cao-su-xk-15589300659701458486965-crop-1558930071065145805708-15822705032521632528178-crop-15822705081461094098509.jpg

Ảnh minh họa
 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu tháng 02/2020 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước ổn định so với trước Tết Nguyên đán. Hiện giá thu mua mủ nước tại vườn và nhà máy tại Công ty TNHH MTV Lộc Ninh đạt lần lượt 287 đ/độ TSC và 292 đ/độ TSC, giữ nguyên so với trước Tết Nguyên đán.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt 90,13 nghìn tấn, trị giá 131,4 triệu USD, giảm 54,8% về lượng và giảm 52,5% về trị giá so với tháng 12/2019, giảm 42,8% về lượng và giảm 34,4% về trị giá so với tháng 01/2019. Xuất khẩu cao su giảm là do trong tháng có thời gian ngừng giao dịch để nghỉ Tết Nguyên đán.

Giá xuất khẩu cao su bình quan trọng tháng 01/2020 đạt 1.458 USD/tấn, tăng 5,1% so với tháng 12/2019 và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 1/2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, đạt 66,57 nghìn tấn, trị giá 96,45 triệu USD, giảm 55% về lượng và giảm 57,7% về trị giá so với tháng 12/2019, giảm 36% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với tháng 01/2019, tỷ trọng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 73,9% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong tháng 1/2020, lượng cao su xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như Trung Quốc giảm 36%; Ấn Độ giảm 75,7%; Hàn Quốc giảm 48,6%; Mỹ giảm 44,7%...

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 tại Trung Quốc khiến nhu cầu nhập khẩu cao su của nước này giảm. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp đã rất nỗ lực đa dạng hóa thị trường.

Trên thị trường thế giới, giá cao su sau khi giảm trong tuần đầu tháng 2/2020 do tác động của Covid-19, đã có xu hướng tăng trở lại kể từ khi Trung Quốc khôi phục lại hoạt động sản xuất từ ngày 10/02/2020, trong bối cảnh nguồn cung yếu do hạn hán tại Thái Lan và dịch bệnh trên cây cao su tại Indonesia và Malaysia.

Sự lây lan của Covid-19 ở Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất ô tô, khiến nhu cầu lốp xe giảm. Tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc chiếm 40% lượng tiêu thụ toàn cầu và chủ yếu được sử dụng cho ngành sản xuất lốp xe. Trong khi nhu cầu cao su cho ngành ô tô giảm, thì nhu cầu cao su cho ngành sản xuất găng tay cao su lại tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu cao trong đợt dịch, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc. Tập đoàn Sri-Trang Agro-Industry của Thái Lan và các nhà sản xuất găng tay cao su tại Malaysia đang tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tại Trung Quốc. Nhu cầu găng tay cao su dự báo sẽ tăng khoảng 25% trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhu cầu cao su cho ngành sản xuất găng tay khó có thể bù đắp cho nhu cầu giảm từ ngành sản xuất lốp xe ô tô.

Giá gà công nghiệp xuống thấp kỷ lục, người nuôi lỗ nặng

Giá gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi giảm mạnh, hiện dao động từ 9.000-10.000 đồng/kg, người chăn nuôi đang lỗ khoảng 30.000 đồng/con.

Tuần trước, giá gà công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, giảm sâu còn 12.000-13.000 đồng/kg đối với gà có trọng lượng đạt tiêu chuẩn xuất chuồng nhưng đến hôm nay (17-2) chỉ còn 10.000 đồng/kg. Trong khi đó, gà vượt trọng lượng xuất chuồng hồi tuần trước 10.000 đồng/kg, nay giảm còn 9.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Miền Đông, cho hay giá công nghiệp hiện đã xuống tận đáy, không thể nào giảm hơn được nữa. Tuy có mức giá rẻ nhưng theo ông Ngọc, người chăn nuôi rất khó bán được hàng. Nhiều trại gà lớn lỗ hàng chục triệu đồng mỗi ngày tiền thức ăn chăn nuôi.

Các chủ trại chăn nuôi gà ở Đồng Nai gọi điện khắp nơi nhưng thương lái chỉ hứa chứ không chịu bắt gà ngay vì thị trường tiêu thụ đang gặp khó khăn.

 

photo1581987109009-1581987109263-crop-1581987133142649326632.jpg
Giá thịt gà công nghiệp giảm mạnh.

Trong khi đó, ở thị trường heo hơi, sau khi Bộ NN-PTNT yêu cầu giảm giá heo hơi xuống dưới 75.000 đồng/kg, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn đã đồng loạt giảm giá lợn khá mạnh. Theo đó, Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam (CP) sáng nay công bố giảm tiếp 2.000 đồng/kg so với tuần trước, xuống còn 75.000 đồng/kg, Japfa còn 73.500-76.000 đồng/kg, Emivest và CJ từ 71.500-74.000 đồng/kg.

Tuy giá lợn hơi giảm liên tục mấy ngày qua nhưng giá thịt lợn bán tại các chợ lẻ, siêu thị ở TP HCM vẫn chưa thấy giảm tương ứng. Tại chợ lẻ, giá thịt lợn vẫn ở mức cao từ 150.000-200.000 đồng/kg. Tương tự, giá thịt gà bán lẻ trên thị trường vẫn khá cao, từ 50.000-70.000 đồng/kg.

Dù giá lợn hơi giảm nhưng lượng tiêu thụ vẫn chưa phục hồi. Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn rạng sáng 17-2, lượng lợn về chợ chỉ đạt 240 tấn, giảm 54 tấn so với hôm trước.

Nhiều chủ trại chăn nuôi gà, lợn cho rằng do virus corona, học sinh, sinh viên nghỉ học, nay thêm cúm gia cầm xảy ra ở một số địa phương càng làm cho sức tiêu thụ gia súc, giả cầm giảm thêm.

 Thanh Tâm (Tổng hợp)/ KTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73311267