Từ cách làm nhỏ lẽ, tự phát, mô hình chị em phụ nữ tổ 1 chi hội Bưng Riềng xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã đã thành lập và liên kết Nuôi bò thịt năng suất cao, bảo vệ môi trường đã giúp chị em phát huy sức mạnh tập thể...
Năm 2013 đến nay do giá cả thị trường không ổn định, người dân chủ yếu sống bằng Nông nghiệp, vì vậy làm cho kinh tế của nhân dân gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó một số hộ trên địa chuyển đổi sang chăn nuôi bò thịt, và bò sinh sản, mục đích tạo việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình. Tuy nhiên, cách thức chăn nuôi bò thịt của người dân trong xã còn lạc hậu nên sản lượng không cao, lợi nhuận còn thấp. Thức ăn chủ yếu của đàn bò dựa vào việc nguồn cỏ mọc tự nhiên và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, chuồng trại chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống trong cộng đồng.
Chăn nuôi bò ở tổ liên kết |
Qua các lớp tập huấn, hội thảo và tình hình thực tế của địa phương, Hội LHPN xã xây dựng kế hoạch mô hình “Tổ phụ nữ liên kết nuôi bò thịt và bò sinh sản năng suất cao”. Mô hình được thành lập, có 07; trong đó có 01 hộ nghèo, 02 hộ cận nghèo và 04 hộ có kinh nghiệm chăn nuôi bò. Tổ liên kết đã được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay 140 triệu đồng xây sửa chuồng trại chăn nuôi cho các thành viên, cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi... Quy mô chuồng trại của các thành viên Tổ liên kết được đầu tư nâng cấp, mở rộng, con giống được chọn lựa kỹ càng và đặc biệt là chú trọng đến công tác phòng và chữa bệnh. Từ khi mô hình được thành lập, các thành viên luôn trao đổi, chia sẻ với nhau về cách chọn con giống, cách chăm sóc, cách vệ sinh chuồng trại... Để có được đàn bò to khỏe, khả năng sinh trưởng, phát triển cho thịt cao, chất lượng thịt ngon cần phải chọn những con bê non khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khung xương to vững chắc, lông da bóng mượt. Ngoài việc chọn giống, quá trình chăn dắt cũng hết sức quan trọng.
Trước kia, các hộ thường thả rông ở gần buôn làng nhưng giờ đây các hộ đã đi chăn ngoài cánh đồng lúa xa, có cỏ non, nhiều rơm rạ và mang theo cơm để ăn chiều mới dắt bò về nên đàn bò được no nê. Đặc biệt là những con bê con, tối về còn được các chị mua thêm cám cho ăn. Đối với việc vệ sinh chuồng trại, thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ lót rơm, bỏ cỏ và được tiêm chủng định kỳ.
Sau hơn 3 năm thành lập mô hình Tổ liên kết Nuôi bò thịt và bò sinhj sản đã cho năng suất cao, bảo vệ môi trường đã đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay 07 hộ được đầu tư bò mẹ đã đẻ được 1 - 2 con bò con và có hộ đã chuẩn bị đẻ con thứ 3. Có 2 hộ thoát nghèo và 02 hộ cận nghèo vươn lên khá.
Cùng với thực hiện điểm mô hình này, Hội LHPN xã đã chỉ đạo thực hiện nhân rộng mô hình Tổ liên kết khác, như: Tổ Phụ nữ liên kết trồng rau sạch, tổ phụ nữ liên kết làm kinh tế giỏi chi hội Phụ nữ ấp Lễ trang; hàng ngày các chị cung cấp các loại rau sạch cho khu vực Phước Vĩnh và giải quyết việc làm tăng thu nhập cho chị em. Các mô hình kinh tế tập thể của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thực sự có hiệu quả về kinh tế, nâng cao nhận thức và tăng tình đoàn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống, đồng thời thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, khẳng định vaii trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đến nay, các cấp hội phụ nữ trong xã đã thành lập và duy trì nhiều hoạt động có hiệu quả phát triển kinh tế, thu hút hơn 256 hội viên tham gia.
Chị Lê Thu Hiền một thành viên của tổ tâm sự: “Trước đây chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, đa số hộ dân chúng tôi phụ thuộc nhiều yếu tố và hay gặp rủi ro nên thu nhập thấp. Nay tham gia mô hình Tổ liên kết, tôi cũng như các thành viên khác của mô hình đã liên kết với nhau từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm nên tránh được tình trạng “được mùa rớt giá”, thị trường tiêu thụ ổn định, áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, tiết kiệm thời gian, chi phí đầu vào, tăng thu nhập. Đồng thời tăng tính đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn