01:06 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tối ưu hóa các nguồn lực phát triển chăn nuôi gia cầm

Thứ ba - 25/02/2020 20:00
Để phát huy tiềm năng ngành chăn nuôi, cần một khung chính sách và kế hoạch tổng thể để tối ưu hóa các nguồn lực phát triển.
Chăn nuôi gia cầm còn rất nhiều dư địa để phát triển. Ảnh minh họa: Diễm Trang.

Chăn nuôi gia cầm còn rất nhiều dư địa để phát triển. Ảnh minh họa: Diễm Trang.

Vốn đầu tư

Trong nền sản xuất hàng hóa, vốn là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn ở đây được xét theo nghĩa hẹp, nó được biểu hiện một lượng tiền mặt nào đó, nó có thể biến thành một nguồn lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, vốn và việc sử dụng vốn có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển chăn nuôi hàng hóa.

Đối với doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi hoặc hộ nông dân muốn nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa thì không những cần có lượng vốn đầu tư đủ lớn mà quan trọng là cần phải biết cách nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nhưng trên thực tế cả hai vấn đề này đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Ở nước ta các hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những chủ thể có ít vốn đầu tư, trình độ sản xuất kinh doanh, quản lý thấp. Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi hàng hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các hình thức huy động vốn khác cho các chủ thể này.

Có như vậy mới tạo ra sự đột phá để phát triển bền vững ngành chăn nuôi hàng hóa ở nước ta.

Thể chế và chính sách

Trong 10 năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhiều thể chế, chính sách đã được ban hành và hoàn thiện, trong đó có các chính sách về thuế, tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, khoa học công nghệ…

Các chính sách này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000-2019, hệ thống chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi được ban hành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành chăn nuôi trong việc chuyển đổi cơ cấu, tăng sức cạnh tranh, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Nguồn lực, đặc biệt là kinh phí được phân bổ cho việc thực thi chính sách về chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành; việc phân bổ nguồn lực còn chưa hợp lý, tính ưu tiên và tầm chiến lược của chính sách còn hạn chế.

Khuyến kích doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư vào chăn nuôi là hướng đi đúng, bền vững, hiệu quả và có tính tác động to lớn trong chuyển đổi cơ cấu của ngành. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn và trọng tâm hơn đối với doanh nghiệp đầu từ vào ngành NN-PTNT nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

Đa số các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi những năm qua thiếu tính đột phá, thiếu hệ thống và tính liên tục theo mục tiêu đề ra ban đầu. Chính sách được xây dựng chưa đi kèm với kế hoạch ổn định đảm bảo nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu đề ra, trong đó ngân sách giữ vai trò quan trọng.

Việc khái toán đầu tư và đánh giá tác động của chính sách chưa khoa học, còn cảm tính, chủ quan và chưa tương ứng với điều kiện kinh tế cụ thể của TW và địa phương. Quy trình và thủ tục thực thi chính sách còn phức tạp, thiếu minh bạch, nên cá nhân hoặc tổ chức hưởng lợi từ chính sách gặp khó khăn và chậm tiếp cận được sự hỗ trợ.

Việc bố trí ngân sách TW và địa phương để đầu tư cho cùng một chính sách chưa cụ thể và có tính hiệu lực cao; chưa có sự khác biệt giữa tính độc lập về ngân sách với các tỉnh còn do TW điều tiết ngân sách.

Việc tổ chức thực hiện chính sách còn thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các Bộ, ngành; thiếu cơ chế giám sát hiệu quả; cơ chế xin cho còn phổ biến, dẫn đến trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan đến chính sách không rõ rang. Đây được đánh giá là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tính hiệu lực, hiệu quả và tác động của chính sách chưa đạt so với mục tiêu đề ra.

Như chúng ta đã biết, chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách chăn nuôi nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra môi trường kinh doanh để hình thành nền chăn nuôi hàng hóa. Vì thế, nếu có chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Ngược lại, nếu các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô không đúng đắn, không thích hợp sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển chăn nuôi hàng hóa. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng các chính sách sau đây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi nước ta:

- Chính sách đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khoa học- công nghệ, chính sách tiêu thụ nông sản... Các chính sách này vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất, vừa tạo điều kiện thu hút, đầu tư để thúc đẩy sự hình thành và phát triển chăn nuôi hiện đại.

- Chính sách phát triển KH- CN, cung cấp dịch vụ thông tin, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc...), cung cấp vốn, tín dụng… là nhân tố không thể thiếu được để ngành chăn nuôi hàng hóa phát triển bền vững.

Một số chính sách kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất chăn nuôi. Ví dụ chính sách giá thường thông qua việc thao túng tỷ giá hối đoái và lãi suất sẽ quyết định chi phí và lợi nhuận của sản xuất chăn nuôi. Chính sách tài khóa chi phối chi tiêu của Chính phủ. Chính sách thương mại (thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu) điều chỉnh việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.

Các cấu trúc thể chế có liên quan đến một loạt các dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi, chẳng hạn như tiếp thị, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh, khuyến nông và nghiên cứu KH- CN. Sự cân bằng giữa quyền sở hữu tư nhân và công cộng đối với các dịch vụ liên quan đến chăn nuôi đang trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi các dịch vụ công cộng mở rộng ngày càng kém hiệu quả và tốn kém trong quá trình vận hành (ví dụ dịch vụ công về thú y và khuyến nông).

Các chính sách kinh tế vĩ mô cần được phân tích về mức độ phù hợp của chúng với chăn nuôi; khuyến khích hoặc không phù hợp với sản xuất chăn nuôi, vì chúng ảnh hưởng đến các yếu tố sản xuất và về khả năng phát triển trong tương lai.

Còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi của mỗi quốc gia. Ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta, những khó khăn liên quan đến việc tăng trưởng sản xuất chăn nuôi bền vững đang trở nên trầm trọng hơn do đầu tư khu vực công hạn chế và các dịch vụ hỗ trợ yếu kém, không hiệu quả.

Các chính sách liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thường không phù hợp với các mục tiêu trong trung và dài hạn và có ít hoặc không có sự đánh giá về tác động tích cực và tiêu cực của các chính sách đó. Việc thiếu các chiến lược nhất quán và việc khó huy động các nguồn lực là một hạn chế lớn đối với phát triển chăn nuôi của nước ta. (Hết)

Rõ ràng trong giai đoạn tiếp theo, cần có một khung chính sách và kế hoạch tổng thể để tối ưu hóa các nguồn lực phát triển nhằm cung cấp sự hỗ trợ và môi trường kinh tế cần thiết cho phép phát huy tiềm năng chăn nuôi của nước ta.

Khi xây dựng và thiết kế chính sách cần tiếp cận liên ngành, vì nó kết hợp các khoa học sinh học, xã hội và kinh tế, trong đó nó sử dụng các kịch bản để dự đoán sự phát triển trong tương lai và định hướng hệ thống. Chăn nuôi cần được đặt trong bối cảnh chung của ngành nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc gia.

(nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi)/ https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245


Hôm nayHôm nay : 47115

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71332731