21:48 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trai Bắc Giang trồng rau muống VietGAP ở Sài Gòn, lãi 20 triệu/tháng

Thứ ba - 12/06/2018 00:19
Là một người con của tỉnh Bắc Giang, nhưng chàng trai 8X-Trần Văn Kiên (sinh năm 1988, ngụ tại ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), đã chọn Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến lập nghiệp. Với mô hình trồng rau muống theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi tháng Kiên có lãi gần 20 triệu đồng...

Kiên kể, “Vào Sài Gòn gần 3 năm, từ năm 2015 đến nay. Thời gian đầu khi mới vào cũng rất khó khăn, vì lúc đó không rành đường đi, không rành về cách sống ở miền Nam, nhưng khi từ Bắc Giang quyết định vào Sài Gòn, trong lòng luôn quyết tâm phải cố gắng lao động và làm việc mới có thể đạt được kết quả tốt, giúp gia đình có kinh tế ổn định và khá giả hơn”.

 trai bac giang trong rau muong vietgap o sai gon, lai 20 trieu/thang hinh anh 1

Mô hình trồng rau muống VietGAP ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (TP. HCM) của chàng trai Bắc Giang Trần Văn Kiên. 

Thế là, sau khi được chỉ dẫn từ những người đi trước, Kiên đã lặn lội đến Củ Chi thuê đất làm nông nghiệp. Vì theo Kiên, mình sinh ra từ nghề nông thì chỉ có nghề nông mới giúp mình phát triển, nhưng với điều kiện là phải thật sự cố gắng và trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng như lựa chọn, thực hiện tốt những kỹ thuật mới, áp dụng vào thực tế sản xuất, như vậy mới có thể thành công.

Nói là làm ! Với sự nhiệt huyết, cùng sức trẻ của mình, Kiên đã quyết định thuê 8.000m2 đất ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi để trồng rau muống nước. Ban đầu trồng cũng không mấy thuận lợi, vì khi đó thị trường lẫn lộn giữa sản phẩm rau muống từ những hộ trồng bài bản và những hộ trồng vì lợi nhuận đã sản xuất bẩn, sử dụng nhiều thuốc BVTV để tăng sản lượng, tăng năng suất, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như chính người sản xuất,… nên sản phẩm của Kiên cũng không tránh khỏi sự nhập nhằn đó, rất khó bán.

Đến năm 2017, nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Khuyến nông địa phương Kiên đã chọn mô hình trồng rau muống nước VietGAP để trồng và phát triển kinh tế.

Mô hình trồng rau muống nước VietGAP - là cách trồng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, phải có sổ sách ghi chép nhật ký đồng ruồng, lưu trữ hồ sơ thực hiện theo các quy trình như: sử dụng phân hữu cơ vi sinh hợp lý, sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép, tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hoạch…

Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật về mô hình trồng rau muống nước VietGAP, Kiên đã từng bước đạt được kết quả, gầy dựng kinh tế gia đình ngày càng ổn định và khấm khá hơn. Kiên cho biết, với 8.000m2 đất đã thuê, Kiên trồng rau muống VietGAP, mỗi ngày thu hoạch được 500kg rau cung cấp cho siêu thị và các chợ. Trong đó 200kg/ngày cung cấp cho siêu thị Vitamart ở Quận 5 (với giá 6.000đ/kg) và 300kg còn lại cung cấp cho các chợ đầu mối ở Củ Chi.

Theo Kiên, giá bán rau muống ở chợ thấp hơn so với giá bán theo hợp đồng ở siêu thị và được phân theo từng loại rau,với rau mầm và rau thường có giá từ 4.000 – 5.000đ/kg, còn rau ăn lẫu, rau bào,… có giá khoảng 3.000đ/kg. Như vậy, tính tổng thu nhập hàng tháng Kiên đạt được 60 gần triệu/tháng, sau khi trừ chi phí công lao động, chi phí thuê đất (40 triệu đồng/năm), giống, điện, nước,… anh lãi được gần 20 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ cảm nghĩ của mình, Kiên nói: “Trồng rau muống nước theo quy trình VietGAP là mô hình hay, phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và đặc biệt đã giúp nhiều hộ trồng rau như chúng tôi có công ăn việc làm ổn định, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình. Đồng thời, mô hình đã thay đổi dần phương thức sản xuất truyền thống, sang phương thức sản xuất nông nghiệp sạch, giúp nông dân hiểu được thế nào sản xuất nông nghiệp sạch và lợi ích của nông nghiệp sạch đối với người tiêu dùng và chính với người sản xuất”.

Tác giả bài viết: H.Minh (TTKN TP. HCM

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 513662

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73560633