12:13 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tự làm khó mình

Thứ tư - 10/09/2014 23:20
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xin ý kiến sửa đổi Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
Hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải qua kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải qua kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

CôngThương - Theo dự thảo thông tư, ngoài các trường hợp bị hạn chế, hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải xuất phát từ các nước đã được công nhận trong danh sách được xuất khẩu nhóm hàng này vào Việt Nam.

Tuy nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hướng quy định trên là chưa phù hợp, bởi Luật An toàn thực phẩm không đưa ra điều kiện như vậy với hàng hóa nhập khẩu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật đang có xu hướng ngày càng tăng. Tính riêng các mặt hàng rau, củ, quả nhập khẩu vào Việt Nam 6 tháng đầu năm đã đạt trên 246 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, quy định về điều kiện xuất xứ tương tự đã áp dụng từ lâu, nhưng tới nay mới có vài chục nước/khu vực lãnh thổ đăng ký. Điều này khiến các doanh nghiệp nhập khẩu mất cơ hội nhập hàng hóa từ các thị trường mong muốn, người tiêu dùng và các ngành kinh tế liên quan cũng bị thiệt thòi.

Quy định hiện hành về kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu có nguồn gốc thực vật là rau, củ, quả áp dụng tần suất lấy mẫu kiểm tra 10% đối với tất cả các lô hàng; nếu phát hiện vi phạm thì các lô hàng sau áp dụng kiểm tra 30%; nếu tiếp tục vi phạm thì buộc tái xuất, bị thu hồi và truy xuất các sản phẩm đã lưu thông vào thị trường nội địa.

Theo VCCI, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam phần lớn đáp ứng yêu cầu của các nước. Cũng không có gì bảo đảm rằng, những thông tin về an toàn thực phẩm hàng hóa xuất phát từ các nước trong danh mục được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam là chính xác, bởi dự thảo không quy định cơ chế kiểm chứng...

Để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, quy luật thị trường và tính thống nhất, hợp lý của thông tư với các văn bản luật cao hơn, VCCI kiến nghị: Chỉ nên coi điều kiện hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu xuất phát từ các nước trong danh mục được xuất khẩu vào Việt Nam là một điều kiện ưu tiên áp dụng phương thức kiểm tra thông thường. Với các sản phẩm đến từ những nước chưa đăng ký và chưa được công nhận đủ điều kiện hoặc có vi phạm, sẽ áp dụng phương thức kiểm tra chặt chẽ.

Theo baocongthuong.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 61


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1163344

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72846053