02:01 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tung 8.000 tỷ đồng hỗ trợ nông dân

Chủ nhật - 16/03/2014 21:34
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã cam kết cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân với kinh phí lên tới 8.000 tỷ đồng.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại Cần Thơ để bàn về các giải pháp tiêu thụ lúa đông xuân 2013-2014 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại cuộc họp này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã cam kết cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân với kinh phí lên tới 8.000 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tổng diện tích gieo sạ vụ lúa đông xuân 2013- 2014 đạt khoảng 1,605 triệu ha, tăng hơn 3.200ha so với vụ đông xuân 2012 - 2013. Năng suất bình quân ước đạt 6,83 tấn/ha, tăng 0,01 tấn/ha. 

Có thể khẳng định, đây là vụ đông xuân được mùa lớn. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Trong 2 tháng đầu năm, việc tiêu thụ lúa thuận lợi, giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, từ ngày đầu tháng 3, giá lúa giảm mạnh tới 400 – 500 đồng/kg; dao động ở khoảng 4.400 – 5.000 đồng/kg lúa thường và khoảng 4.500 – 5.300 đồng/kg lúa chất lượng cao. Điều này cho thấy, hiện ngành lúa gạo Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn khi số lượng xuất khẩu giảm 22% so với cùng kỳ, và giá gạo cũng giảm khoảng 15%”.
Thu hoạch lúa đông xuân 2013 - 2014 ở ĐBSCL.
Thu hoạch lúa đông xuân 2013 - 2014 ở ĐBSCL.

Trong khi đó, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong quý I các doanh nghiệp dự kiến chỉ có thể xuất khẩu đươc 1,1-1,2 triệu tấn gạo. Thị trường gạo thế giới đang cho thấy những diễn biến khó lường trước thông tin Thái Lan có chủ trương giải phóng lượng gạo tồn kho (khoảng 20 triệu tấn gạo). 

Cuối tháng 2 giá chào gạo 5% tấm vào Malaysia của Việt Nam là 391,5 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 380 USD/tấn… Trong bối cảnh đó, một số nước nhập khẩu lớn truyền thống của nước ta như Philippines, Indonesia cũng tạm dừng thỏa thuận hợp đồng nhập khẩu để nghe ngóng thị trường. 

Theo VFA, trước tình hình trên giá chào xuất khẩu gạo của doanh nghiệp trong nước hiện cũng đã giảm mạnh. Gạo 5% tấm hiện được các doanh nghiệp chào với giá 385 – 395 USD/tấn (giảm khoảng 10 – 15 USD/tấn so với mức giá hồi đầu tháng 3.2014). 

Một số ý kiến nhận định, thời điểm khó khăn nhất đối với tiêu thụ lúa gạo của chúng ta là tháng 3 và 4, bởi đây sẽ là thời điểm các địa phương tập trung thu hoạch rộ lúa đông xuân với lượng gạo hàng hóa khoảng 3,2 triệu tấn, cùng với lượng gạo tồn kho 478.000 tấn, tổng lượng gạo hàng hóa sẽ lên đến gần 3,7 triệu tấn. Ông Lê Văn Thi – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Quyết tâm phấn đấu xuất khẩu của địa phương trong năm nay là 1,1 triệu tấn gạo, tuy nhiên hơn hai tháng qua chỉ xuất mới được 100.000 tấn. Tình hình xuất khẩu khó khăn, nếu không có biện pháp xử lý sớm giá lúa, gạo sẽ còn tuột sâu hơn”.

Kéo dài thời gian tạm trữ thành 4 tháng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, tới đây ngành ngân hàng sẽ dành khoảng 8.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi để thu mua tạm trữ gạo. Đồng thời, áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn 7% cùng các thủ tục thuận lợi nhằm triển khai thí điểm để khuyến khích, nhân rộng các mô hình liên kết trong nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của ngành. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tạm trữ thấp hơn mức lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 0,5%/năm đối với những khoản nợ khách hàng trả nợ đúng hạn.

"Về lâu dài, phải tính đến phương án xây dựng thương hiệu lúa gạo, đặc biệt quan tâm lai tạo các loại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo giá trị cao trong xuất khẩu. Cần cơ cấu lại sản xuất mùa vụ, trước hết giảm những diện tích năng suất làm lúa thấp sang trồng màu, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, có thị trường”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ NNPTNT chỉ đạo VFA rà soát và lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và hệ thống kho chứa để thực hiện thu mua tạm trữ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, VFA cần tiếp tục tăng cường công tác theo dõi tình hình thị trường, kịp thời có những giải pháp điều phối ứng phó linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. 

Về lâu dài, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Trong quý II.2014, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; Phê duyệt quy hoạch sản xuất lúa thu đông vùng ĐBSCL và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến năm 2020, trong đó đối với vùng ĐBSCL định hướng giảm diện tích gieo trồng lúa từ 4,329 triệu ha năm 2013, đến năm 2015 còn tối đa 4,1 triệu ha và đến năm 2020 còn 4 triệu ha”.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất trí, đồng tình với kiến nghị của Bộ NNPTNT về việc hỗ trợ thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo kể từ ngày 15.3, kéo dài thời gian tạm trữ 4 tháng nhằm giữ giá thị trường, tránh thiệt hại cho nông dân. 

Đối với VFA, Thủ tướng yêu cầu cần phát huy vai trò trong vấn đề bình ổn giá, thị trường; khẩn trương thành lập quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu, sớm thành lập công ty giống… Riêng đối với lĩnh vực tín dụng, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hạ mặt bằng lãi suất cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, trong đó có cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp theo tinh thần kịp thời, đủ vốn, thời gian phải đảm bảo theo chu kỳ sản xuất. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bổ sung, rà soát lại chính sách cho ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần cơ cấu lại nền nông nghiệp, giúp nông dân có thu nhập tốt hơn.

Mặt khác, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương duy trì, mở rộng các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống đi liền với quan tâm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo. 
 
Theo Danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149


Hôm nayHôm nay : 22635

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1185696

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72868405