04:28 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từng bước xóa bỏ tư duy sản xuất lạc hậu

Thứ năm - 23/11/2017 02:38
Thiếu vốn, ít kinh nghiệm, tư duy canh tác còn nhiều lạc hậu, chậm ứng dụng KHKT - đó là thực trạng trong sản xuất nông nghiệp của đại đa số nông dân miền núi trên địa bàn tỉnh hiện nay. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các mô hình sản xuất nông nghiệp của bà con không thể phát triển, nhân rộng được.

Thực tế, tại một số huyện miền núi như: Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên… có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vì trình độ canh tác manh mún, nhỏ lẻ và lạc hậu, ít áp dụng KHKT nên chưa khai thác được hết thế mạnh sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, giải pháp lúc này là cần tập trung tuyên truyền giúp các hộ nông dân dám nghĩ, dám làm, thay đổi thói quen tư duy canh tác lạc hậu chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, đầu tư ứng dụng KHKT.

22
Từ thói quen chăn thả tự do, đến nay anh Triệu Tiến Tè, xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ đã chăn nuôi lợn bằng hệ thống chuồng trại cố định.

Gia đình anh Triệu Tiến Tè, thôn Đồng Quặng, xã Đồng Lâm (huyện Hoành Bồ) nhiều năm liền thuộc diện cận nghèo trong xã. Bị cái nghèo đeo bám lâu năm không phải vì gia đình thiếu đất sản xuất mà do sự lạc hậu trong chính suy nghĩ, cách làm. Trước đây, gia đình anh nuôi lợn, gà, với diện tích 4,4ha đất rừng thì phát triển trồng cây keo. Tuy nhiên, các mô hình chăn nuôi, trồng trọt trên đều nhỏ lẻ, manh mún, canh tác theo hình thức truyền thống là "có sao, nuôi vậy". Do vậy, cây trồng, vật nuôi phát triển rất chậm, không đảm bảo chất lượng.

Đầu năm 2017, tham gia vào dự án "Trồng rừng kết hợp chăn nuôi lợn thương phẩm, lấy ngắn nuôi dài, giảm nghèo bền vững", do HND tỉnh triển khai, gia đình anh Tè được hỗ trợ 3 con lợn giống và 5.000 cây keo giống. Tham gia vào dự án, anh Tè còn được cán bộ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Anh Tè phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: Sau khi tham gia dự án này, tôi thấy việc áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp rất quan trọng đối với nông dân hiện nay. Chẳng hạn như việc trồng cây keo, tôi đã biết cách trồng với khoảng cách như thế nào cho hợp lý. Kỹ thuật bón phân, nhận biết tình hình sâu bệnh, chu kì làm cỏ để keo nhanh lớn. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư mua máy phát cỏ thay thế làm cỏ thủ công hiện nay. Với cách chăm sóc khoa học, bài bản tin rằng, vụ thu hoạch keo tới sẽ cho năng suất cao hơn.

Được biết, từ đầu năm 2017 đến nay, HND tỉnh trực tiếp triển khai 3 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Chương trình 135), tổng kinh phí hỗ trợ 450 triệu đồng, cho 28 hộ tham gia. Cụ  thể, gồm: 2 dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi lợn thương phẩm, lấy ngắn nuôi dài, giảm nghèo bền vững tại xã Đạp Thanh (Ba Chẽ) và Đồng Lâm (Hoành Bồ); 1 dự án chăn nuôi dê sinh sản, xã Đồng Văn (Bình Liêu). Đến nay, các dự án đã được triển khai đúng tiến độ, bước đầu giúp nông dân tiếp cận với những mô hình sản xuất tiên tiến, có ứng dụng KHKT.

22
Mô hình chăn nuôi gà của anh Tằng Văn Minh, thôn Khe Mươi, xã Đại Thành (huyện Tiên Yên) trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 con gà, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Hiện nay, để thúc đẩy phát triển sản xuất trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, tỉnh đang triển khai Đề án 196 về nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành Chương trình 135, trong đó tập trung hỗ trợ các dự án sản xuất giúp người dân vùng khó tiếp cận giống, vật nuôi, mô hình phát triển hiệu quả. Riêng 9 tháng năm 2017, các địa phương đã hỗ trợ cho hơn 3.000 hộ nghèo tham gia vào các dự án phát triển sản xuất với kinh phí giải ngân hơn 22,8 tỷ đồng. Đến nay, đa số các dự án triển khai dựa vào nhu cầu thực tế, thế mạnh của từng địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ. Thành công của các mô hình đã tạo động lực tiếp tục khuyến khích các hộ dân mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Theo ông Đàm Minh Sơn, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội (HND tỉnh), hiện nay khó khăn lớn nhất đối với việc chuyển giao KHKT cho nông dân miền núi hay các xã, thôn đặc biệt khó khăn vẫn là do trình độ nhận thức và thói quen tập quán sản xuất lâu nay của họ rất khó thay đổi. Muốn thay đổi phương thức sản xuất cũ, lạc hậu phải thí điểm làm các mô hình, dự án hiệu quả thực tiễn với bà con. Từ đó, triển khai ứng dụng rộng rãi cho nông dân tiếp cận tham gia.

Dự kiến năm 2018, HND tỉnh sẽ triển khai 4 dự án phát triển sản xuất cho nông dân thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung vào thế mạnh như trồng keo thâm canh, cam bản địa và chăn nuôi gà… Bên cạnh đó, HND các cấp sẽ tập trung vận động các hội viên nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với mô hình ứng dụng KHKT hiệu quả.

Tác giả bài viết: Bạch Đằng

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204


Hôm nayHôm nay : 27308

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 209340

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73256311