23:46 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp

Thứ ba - 07/07/2015 22:30
Nghiên cứu, chọn lọc hay thực hiện thành công một đề tài khoa học để tạo ra một giống mới, một tiến bộ khoa học mới đã khó, nhưng việc chuyển giao thành tựu ấy đến với người nông dân hoặc mở rộng đại trà còn khó khăn hơn. Dù rằng, trên thực tế các cơ quan nghiên cứu khoa học đã thành lập bộ phận chuyển giao gần những cán bộ, nhân viên tâm huyết với nghề, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như kỳ vọng, đòi hỏi cần có sự quyết liệt hơn trong thay đổi quan niệm, hình thức chuyển giao...

Bài 1: Thực tế trên đồng ruộng

Khoa học - kỹ thuật (KHKT) là chìa khóa để tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi nước ta hội nhập thị trường quốc tế, sự cạnh tranh giữa các mặt hàng xuất khẩu trở nên khốc liệt hơn. Song, ở nhiều vùng nông thôn, việc tiếp nhận KHKT của người nông dân còn hạn chế, thậm chí quay lưng lại với KHKT...

Xu hướng tất yếu

Hải Dương là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển vùng chuyên canh nông sản lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Xác định khoa học - công nghệ (KHCN) là chìa khóa để nâng cao năng suất, gia tăng giá trị nông sản trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2012, tỉnh Hải Dương đã thành lập Trung tâm Thông tin Khoa học - công nghệ và Tin học (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) và thực hiện Dự án: "Xây dựng mô hình tăng cường cung cấp thông tin khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới". Dự án ban đầu được triển khai tại ba xã: Hoàng Diệu (Gia Lộc), Cẩm Đoài (Cẩm Giàng) và Tứ Cường (Thanh Miện); sau đó nhân rộng ra nhiều huyện khác. Nói về hiệu quả của dự án, Giám đốc Công ty Giống cây trồng Hải Dương Trịnh Huy Đang cho biết: Sau ba năm tăng cường cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa, bà con nông dân đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh vào sản xuất. Nổi bật là các giống: Bắc thơm số 7; Nếp DT 22; NB-01... có năng suất lúa cả năm lên tới 1,2 tấn/ha. Bà Nguyễn Thị Thanh, nông dân xã Đồng Quang, không giấu được niềm vui khi gia đình bà và hầu hết các hộ dân trong xã được hưởng lợi từ dự án, cho biết: "Mấy năm nay, nhờ mô hình đưa KHCN về nông thôn, gia đình tôi mạnh dạn đẩy cho thu nhập gần 100 triệu đồng".

Là tỉnh miền núi thuộc nam Tây Nguyên, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên hơn 977 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp hơn 316 nghìn ha. Sau 11 năm triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao, hiện tỉnh Lâm Đồng đã có gần 40 nghìn ha diện tích nông nghiệp ứng dụng tiến bộ KHCN, chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp và 18% giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh, đưa doanh thu bình quân đạt 130 triệu đồng/ha/năm; nhiều diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đạt từ 500 triệu đồng đến hai tỷ đồng/ ha. Trong đó, đáng chú ý việc nghiên cứu thành công quy trình sản xuất trứng cá tầm thương phẩm và ấp nở trứng giống cá tầm đầu tiên ở Việt Nam. PGS, TS Lê Xuân Thám, Giám đốc SỞ KHCN tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ hơn 60%. Chính vì vậy, tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm nghiên cứu KHCN tương đối tốt, có thể chuyển giao các chương trình khoa học trong nông nghiệp cho các hợp tác xã và người nông dân.

Theo sự giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi đã tìm gặp anh Păng Ting Sin (dân tộc Cơ Ho, Bon Đơng 1)- một trong những ông chủ trẻ người dân tộc thiểu số thành công trong ứng dụng KHCN vào sản xuất. Trên mảnh vườn trước đây trồng lúa nước của cha mẹ để lại (khoảng 5.000 m2), Păng Ting Sin đã mạnh dạn vay vốn dựng lên nhà kính trồng hoa. Tất cả quy trình sản xuất hoa hồng đều khép kín, có hệ thống tưới nước và chăm bón tự động. Giờ đây, vườn hoa hồng của Păng Ting Sin đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, trở thành "điểm đến" cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương học hỏi.

Với việc triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao, nhất là phương pháp "xuống tận nơi, ra thực tế" khi đưa chương trình về nông thôn, tỉnh Lâm Đồng đã tạo nên những đột phá mới, từ thay đổi tư duy, phương thức quản lý sản xuất, đến những tác động về mặt kỹ thuật, hiệu quả sản xuất, thu hút đầu tư, sức hấp dẫn và sự lan tỏa của các mô hình. Giờ đây, người nông dân không chỉ tư duy trên luống cày của mình, mà còn hướng ra những thị trường rộng lớn...

Tuy nhiên, khó khăn chung hiện nay là việc tiếp nhận và nắm bắt thông tin ở một bộ phận nông dân còn thấp, cho nên xuất hiện tình trạng khuyến nông một đường, nông dân làm một nẻo...

"Đánh trống, bỏ dùi"

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT), ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới đã đóng góp tới 30% sản lượng của các ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, nhiều mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT mới đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân tiếp cận với quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận, đó là: Nếu tính hiệu quả kinh tế thì sự tăng trưởng về sản lượng không thể so sánh với giá trị mà các nông sản có chất lượng cao đem lại. Hiện, Thái-lan và một số nước trong khu vực châu Á đang tập trung vào nâng cao chất lượng nhiều mặt hàng nông sản để bán với giá cao, thì Việt Nam lại chủ yếu chú trọng chuyển giao các giống cho năng suất cao và giá bán thì thường thấp hơn những mặt hàng nông sản cùng loại. Đây là một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương.

Theo Chủ nhiệm HTX Lai Đông 1, xã Trung Chính, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) Phạm Văn Vuông, hằng năm, thông qua trạm khuyến nông huyện, xã tiếp nhận hàng chục giống lúa mới được đánh giá là có năng suất, chất lượng từ các doanh nghiệp. Nhưng, trên thực tế canh tác, trong cơ cấu nhóm giống lúa mới, nhiều giống không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và không có thị trường tiêu thụ. Chưa kể khi đưa giống vào trồng, năng suất lúa giảm từ 20 đến 30% so với mô hình trình diễn, khiến nông dân nản lòng.

Năng suất, giá trị của các giống lúa mới chưa tạo được sự đột phá so với các giống truyền thống là một thực tế tại hầu hết các địa phương nhận chuyển giao các giống mới từ các viện nghiên cứu và các trung tâm khuyến nông. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh, cho nên thay vì dùng giống mới, người nông dân chọn giải pháp an toàn với các loại giống cũ.

Cũng liên quan đến vấn đề chuyển giao tiến bộ KHKT về giống cây trồng đến với người nông dân, trong chuyến công tác tại xã vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai), chúng tôi đã ghi nhận thêm một câu chuyện. Chị Sùng Thị Si, thôn Ngại Trầu kể lại: Mấy năm trước, cán bộ xã vận động bà con chuyển sang trồng các giống lúa mới có năng suất cao để bảo đảm cuộc sống. Mặc dù còn e ngại do đã quen trồng những giống cũ, nhưng, nghĩ đến chuyện tăng năng suất sẽ có đủ cái ăn, nhà nào cũng quyết định trồng thử. Tuy nhiên, đến lúc thu hoạch, năng suất cao không thấy đâu mà kết quả là lúa chín không đều, chỗ vàng chỗ xanh, khó cho thu hoạch. Thậm chí, nhiều diện tích lúa ở trên cao không trổ bông hoặc có trổ bông thì không chín, dẫn đến mất mùa, bà con Y Tý phải chờ gạo cứu đói của Nhà nước. Trưởng thôn Mò Phú Chải - Ly Se Mờ bức xúc cho biết: Giá như cán bộ về đây trồng thử, đánh giá giống lúa mới có hợp với khí hậu, thổ nhưỡng thì đã không xảy ra sự cố đáng tiếc này. Hệ lụy của sự việc không dừng ở chuyện mất mùa, giờ đây để đưa giống mới vào sản xuất ở Y Tý sẽ hết sức khó khăn vì bà con đã mất lòng tin. Sau sự cố đáng tiếc này, công cuộc thoát nghèo ở Y Tý trở nên gian nan hơn.

Chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi là yêu cầu bức thiết. Đã qua rồi thời kỳ sản xuất để đủ ăn. Do đó, sản xuất nông nghiệp cần hướng đến sự thay đổi về chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới. Điều đó, đòi hỏi phải có bước chuyển mạnh mẽ hơn trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 50 cơ sở cấy mô thực vật, sản xuất hơn 30 triệu cây giống gốc invitro; hơn 200 vườn ươm, sản xuất khoảng hai tỷ cây giống thương phẩm; 36 doanh nghiệp, tổ chức và 83 cơ sở, hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP, VietGAP, Organic, UTZ, 4C, Rainforest. Đồng thời, tỉnh cũng có bốn doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là "doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao".

(Còn nữa)






 

Theo .nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: khoa học, chuyển giao

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1181208

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72863917