04:23 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vị thế nào cho kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã tại Việt Nam?

Thứ tư - 05/08/2015 22:51
Vấn đề kinh tế hợp tác tại Việt Nam hiện nay là chủ đề chính được bàn luận trong Đối thoại chính sách phát sóng ngày 5/8/2015.
Trong dự thảo báo cáo tổng kết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới có phần đánh giá về tình hình phát triển của kinh tế tập thể - một trong những khu vực quan trọng của nền kinh tế. Theo đó, kinh tế tập thể hiện nay rất yếu, chỉ chiếm từ 5 - 6 % tổng sản phẩm quốc dân.

Trong khi đó, hợp tác xã là mô hình điển hình của kinh tế tập thể. Tuy nhiên, số lượng hợp tác xã đang hoạt động ngày càng giảm dần. Do đó, đóng góp vào GDP của kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã đang giảm sút liên tục trong 15 năm qua.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực và phù hợp với kinh tế hợp tác, tuy nhiên, khu vực này vẫn yếu kém và chưa thoát khỏi tình cảnh khó khăn. Một điểm mở rất quan trọng cho các cơ quan tham mưu hoạch định và ban hành chính sách về kinh tế hợp tác là sự thành công đáng ghi nhận của mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Việt Nam dù số lượng chưa nhiều.

Câu hỏi đặt ra là liệu có thể chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới và có nên nhân rộng mô hình này để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp như kỳ vọng của không ít người?

Thực tế cho thấy, để nâng cao sức cạnh tranh, liên kết sản xuất là yêu cầu tất yếu. Về cơ bản, khoảng 13 triệu hộ nông dân Việt Nam hiện nay là những hộ sản xuất nhỏ lẻ nhất thế giới. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong sản xuất và thị trường do hạn chế về quỹ đất, sản xuất nhỏ, giá thành đầu vào của sản xuất cao, thiếu vốn, thiếu đầu ra ổn định và đặc biệt là thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ, nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nông nghiệp, chế biến và kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nông sản do thiếu nguyên liệu đầu vào có chất lượng và ổn định. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng thiếu niềm tin vào chất lượng, khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào của các cơ sở, các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Sự không gắn kết này là rào cản lớn nhất cần phải giải quyết để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Đối thoại chính sách đã mời tới trường quay Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Vương Đình Huệ - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và Tiến sĩ Cao Đức Phát - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo vtv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 22865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94994

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73141965