Quế Võ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Ninh, gần trung tâm thương mại Hà Nội, tiếp giáp với hai tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, có Quốc lộ 18 chạy thẳng về khu kinh tế du lịch Quảng Ninh, giúp huyện phát triển giao lưu thương mại thời kinh tế thị trường.
Nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn nguồn gen các loài cá quý hiếm tại địa phương, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa và sản xuất giống cá rô cờ” tại tỉnh Đăk Lăk từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2020.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về triển khai mô hình chăn nuôi giống bò 3B. Mô hình nuôi bò 3B được đưa vào thí điểm từ năm 2012, đến nay sau 8 năm triển khai đã đem lại thu nhập khá giá cho nhiều hộ gia đình, trở thành hướng làm giàu mới của nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội.
(Cổng ĐT HND)- Năm 2019, toàn huyện có 2.057 hộ đạt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, tăng 963 hộ so năm 2015, chiếm 16,9 % so với số hộ nông dân làm nông nghiệp, nông thôn, trong đó hộ dân tộc thiểu số chiếm 80,7%, các dân tộc thiểu số đều có hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Trước nhu cầu thị trường, nhiều mô hình chăn nuôi theo chuỗi khép kín, hướng đến bền vững đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương. Hiện, nông dân đã nhìn ra những lợi ích lâu dài trong chăn nuôi có liên kết và họ đang tham gia, gắn kết với doanh nghiệp để sản phẩm có đầu ra ổn định, chất lượng, có thương hiệu trên thị trường.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) với nhiều hoạt động thi đua sôi nổi gắn với đời sống của người dân.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có một vụ lúa đông xuân được mùa được giá. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, tinh thần này sẽ tiếp tục được phát huy trong vụ hè thu để đảm bảo sản lượng lúa cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Anh Nguyễn Phan Hội, bản San Thàng 2 (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã trồng thử nghiệm thành công 1ha măng tây trên đất ruộng trước đây cấy 1 vụ lúa. Mỗi ngày, anh Hội thu gần 3 triệu đồng từ bán ngọn măng tây tươi cho công ty.
Gắn bó với nghề làm miến dong hơn 10 năm nay, mô hình sản xuất miến dong truyền thống của gia đình anh Đặng Văn Tú và chị Đỗ Thị Phương, thôn Đồi Cao (xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) trở thành một trong những mô hình kinh tế hiệu quả, tạo ra sản phẩm miến dong nổi tiếng của xã Thanh An.
Đang làm việc tại một bệnh viện trên địa bàn TP. Thanh Hóa, Lê Thiên Tư xin nghỉ việc về quê nuôi ốc nhồi. Nhiều người ngỡ ngàng khi chứng kiến thành quả của anh.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi Lãnh đạo các nước ASEAN và New Zealand đề nghị lùi thời điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-New Zealandvà các Hội nghị liên quan dự kiến vào ngày 08-09/4/2020 tại Đà Nẵng tới cuối tháng 6/2020.
Đó là ông Võ Đăng Lập ở thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh, với ý chí và nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, ông đã trở thành chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp có thu nhập cao ở địa phương.
“Chưa đầy 3 tháng đầu năm 2020 đã tuyên truyền, vận động được 24 người dân gia BHXH tự nguyện, một sự nỗ lực cố gắng, xứng đáng được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và biểu dương. Điều quan trọng hơn chính là mọi người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước mang lại”. Người mà chúng tôi đang nhắc đến là chị Từ Thị Hằng Nga (sinh năm 1982) - Công chức Tư pháp hộ tịch kiêm Đại lý thu BHXH, BHYT UBND xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà. Một nữ cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, say sưa với công việc, có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Cái Nước (Cà Mau) đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có tiêu chí phát triển sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân. Về sản xuất nông nghiệp, người dân đã tận dụng được lợi thế như nuôi cua to bự, trồng bồn bồn dại...
Trong phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp nông thôn và an ninh lương thực cũng phải làm như vậy, để không ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa.
Nhận thấy hồ tiêu, cao su không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, anh Ngô Thái Nam (tổ 4, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã chuyển đổi 40ha đất sang trồng các loại cây ăn quả và dược liệu theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình tổng hợp này hiện mang về cho gia đình nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Hạn hán, mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường. Phần lớn các con sông, giếng, ngay cả nước máy cũng đều bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.
Dù có bằng thạc sĩ ngành lịch sử Việt Nam và công việc nhà nước ổn định, tuy nhiên anh Lê Quốc Đức (33 tuổi, phường 8, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bỏ việc và lựa chọn công việc trồng rau thủy canh để thỏa mãn đam mê làm nông nghiệp cũng như thay đổi vấn đề tài chính của mình.
Bưởi Phúc Trạch là giống cây đặc sản nổi tiếng trong cả nước, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân Hương Khê. Mùa bưởi năm 2020, nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp KHKT, nên tỷ lệ đậu quả của bưởi cao gấp nhiều lần so với các năm trước.
(Dân Việt) Ngày 18/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cho tình huống 10.000 người mắc bệnh.