Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang, xây nhà dựng cửa, khai trương, xuất hành... còn nhiều ngươi, nhiều nơi chú trọng ngày lành. Đó là một thực tế. Ngặt vì có một số người bài bác hẳn, cho là gieo rắc mê tín dị đoan; một số khác lại quá mê tín, nhất là việc lớn việc nhỏ, việc gì cũng chọn ngày, từ việc mua con lợn, làm cái chuồng gà, cắt tóc cho con, đi khám bệnh... mọi điều may rủi đều đổ lỗi cho việc không chọn ngày, chọn giờ. Một số đông khác tuy bản thân không tin nhưng chiều ý số đông, làm ngơ để cho vợ con đi tìm thầy lễ, thầy cúng định ngày giờ xét thấy không ảnh hưởng gì nhiều, hơn nữa, để tránh tình trạng sau này lỡ sẩy ra sự gì không lành lại đổ lỗi cho mình "Báng". Thế tất một năm, năm mười năm, đối với một người đã đành, đối với cả nhà, cả chi họ làm sao hoàn toàn không gặp sự rủi ro!. ngày tốt, ngày xấu về khí hậu thời tiết thì dự báo của cơ quan khí tượng là đáng tin cậy nhất. Khoa học đã dự báo được hàng trăm năm những hiện tượng thiên nhiên như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao băng... chính xác đến từng giờ phút. Nhưng tác động của tự nhiên sẽ tạo nên hậu quả xấu đối với từng người, từng việc, từng vùng ra sao, đó còn là điều bí ẩn. thời xưa, các bậc trí giả tranh cãi nhiều vẫn chưa ngã ngũ nên ai tin cứ tin, ai không tin thì tuỳ "Linh tại ngã, bất linh tại ngã" (cho rằng thiêng cũng đã tự mình ra, cho rằng không thiêng, cũng tự mình ra), "Vô sư vô sách, quỉ thần bất trách" (không biết vì không có thầy, không có sách, quỷ thần cũng không trách).
Thực tế, có ngày mọi việc mọi điều đều thành công, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới; có ngày vất vả sớm chiều mà chẳng được việc gì, còn gặp tai nạn bất ngờ. Phép duy vật biện chứng giải thích đó là qui luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong tất nhiên có yếu tố ngẫu nhiên, trong ngẫu nhiên cũng có yêú tố tất nhiên. Lý luận thì như vậy nhưng có bạn đọc cũng muốn biết cụ thể trong tháng này, ngày nào tốt, ngày nào xấu, ngày nào tốt cho việc làm nhà, cưới vợ, tang lễ phải chánh giờ nào...Đa số bà con ta vẫn nghĩ "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", nhất là khi điều khiêng đó không ảnh hưởng gì mâý tới công việc cũng như kinh tế...
Thời xưa, mặc dầu có người tin, có người không tin, toà Khâm thiên giám ban hành "Hiệp kỷ lịch", mà số người biết chữ Hán khá nhiều nên phần đông các gia đình cứ dựa vào đó mà tự chọn ngày giờ. Thời nay, rải rác ở các làng xã, còn sót lại một vài người còn biết chữ Hán nhưng sách vở cũ hầu như không còn, các gia đình muốn xem ngày giờ để định liệu những công việc lớn đành mất công tốn của tìm thầy. Khốn nỗi, mỗi thầy phán một cách, chẳng biết tin ai. Đã có trường hợp, bốn ông bà thông gia vì việc chọn ngày tốt xấu, tuổi hợp tuổi xung, tranh cãi nhau phải chia tay để lại mối hận tình. Gần đây trên thị trường xuất hiện cuốn sách viết về cách xem ngày tính giờ. Cũng có tác giả có kiến thức, có tư liệu, viết rất thận trọng, nhưng ngược lại có người viết rất cẩu thả, dựa theo thị hiều thương trường, vô căn cứ với động cơ kiếm tiền bất chính. Có cuốn sách tốt xấu, thực hư lẫn lộn, không có tên nhà xuất bản, không có tên tác giả, không ghi xuất xứ của tư liệu...Cùng một ngày, cuốn này, ghi nên xuất hành, cưới hỏi, cuốn khác ghi kỵ xuất hành, cưới hỏi, làm người xem rất hoang mang. "Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", biết tin vào đâu? Biết tìm ai mà hỏi?
Để đáp ứng nhu cầu của một số bạn đọc, chúng tôi xin trích dẫn một số tư liệu khoa học và toàn văn bài "Xem ngày kén giờ" của học giả Phan kế Bính đăng trong cuốn "Việt Nam phong tục"xuất bản năm 1915, tái bản năm 1990 và chúng tôi xin có phần chủ giải (cũng bằng những câu hỏi). Nhưng trước khi xem nên nhắc lại các bạn: "Khi gia đình có việc hệ trọng, cần nhiều người tham dự thì càng thận trọng càng hay, nhưng chớ quá câu nệ nhiều khi nhỡ việc. Mỗi người một thuyết, mỗi thầy một sách, rối rắm quá, có khi cả tháng không chọn được ngày tốt. Xem như trong cuốn "Ngọc hạp kỷ yếu" không có một ngày nào hoàn toàn tốt, hoặc hoàn toàn xấu đối với mọi người, mọi việc, mọi địa phương.
Có những bạn đọc hỏi: Chúng ta đã từng phê phán và sẽ tiếp tục phê phán mọi loại thầy bói, mê tín dị đoan, bịp bợm. Nhưng gần đây lại thấy nhiều người bảo: Khoa học có thể tính toán để biết trước ngày tốt, ngày xấu, thực hư ra sao? Thầy bói là người hành nghề mê tín, biết nắm tâm lý. "Bắt mạch" đối tượng (qua nét mặt, lời nói, chi tiết trình bày và những câu thăm dò...). Nhưng bài viết này không nói về họ mà chỉ điểm qua những điều khoa học dự tính để biết trước ngày lành, tháng tốt... của mỗi người. Nhịp sinh học - đặc điểm của sự sống: Nghiên cứu mọi cơ thể sống đều thấy hoạt động của chúng không phải lúc nào cũng giống lúc nào mà có khi mạnh khi yếu, khi nhanh khi chậm... Những thay đổi đó nhiều khi xảy ra rất đều đặn và liên tiếp thành chu kỳ, còn gọi là nhịp sinh học: Có nhịp ngàyđêm, nhịp tháng (liên quan đến âm lịch) nhịp mùa xuân, hạ, thu, đông... Các nhịp sinh học có tính di truyền. Pháp hiện ra các nhịp sinh học người ta nhận thấy các quá trình sinh lý trong cơ thể có thể biến đổi theo thời gian. Sự biến cố đó có tính chất chu kỳ và tuần hoàn (lặp đi lặp lại khá đều đặn).
Nghiên cứu về sự chết và tỷ lệ chết của con người, thấy có nhiều biến đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây chết. Thí dụ: Vào khoảng 3-4 giờ sáng áp suất máu thấp nhất, não được cung cấp lượng máu ít nhất nên người bệnh hay bị chết nhất. Các cơn động kinh thường có giờ. Bệnh nhân hen cũng thườg lên cơn hen về đêm vào khoảng 2-4 giờ sáng (trùng với thời gian bài tiết cóc- ti-cô-ít ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất). Cơn hen về đêm nặng hơn cơn hen ban ngày. Những biến đổi có tính chất chu kỳ hàng năm thì có nguy cơ chết về đau tim cao nhất là vào tháng giêng đối với một số nước ở bán cầu phía Bắc. Cao điểm hàng năm của các vụ tự tử ở bang Min-ne-so-ta cũng như ở Pháp là vào tháng 6. Hai nhà khoa học An-đơ-lô-ơ và Mét đã phân tích 3620 trường hợp tai nạn lao động và thấy làm ca đêm ít tai nạn hơn làm ca sáng và chiều.
Ngày vận hạn của mỗi người: Trên cơ sở tính toán ảnh hưởng của các yết tố vũ trụ lên trái đất và bằng phương pháp tâm sinh lý học thực nghiệm, người ta đã rút ra kết luận là từ khi ra đời, cuộc sống của mỗi người diễn ra phù hợp với ba chu kỳ riêng biệt: Chu kỳ thể lực: 23 ngày, chu kỳ tình cảm 28 ngày, chu kỳ chí tuệ 33 ngày. Mỗi chu kỳ gồm hai bán chu kỳ dương và âm. Bán chu kỳ dương (1/2 số ngày của đầu chu kỳ) được đặc trưng bằng sự tăng cường khả năng lao động. Còn bán chu kỳ âm (1/2 số ngày cuối chu kỳ)thì các hiện tượng đều ngược lại. Cả ba chu kỳ trên đều chuyển tiếp từ bán chu kỳ dương sang bán chu kỳ âm. Ngày trùng với điểm chuyển tiếp này là ngày xấu nhất của mỗi chu kỳ. Thực tế đã chứng minh: Đối với chu kỳ tình cảm, vô cớ. Đối với chu kỳ trí tuệ, đó là ngày đãng trí, khả năng tư duy kém. Đặc biệt đối với chu kỳ thể lực, đó là ngày thường sảy ra tai nạn lao động. Đối với hai chu kỳ, số ngày chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra một lần trong một năm. Ngày trùng hợp đó của ba chu kỳ là ngày xấu nhất, có thể coi là ngày "Vận hạn" của mỗi người. Nếu biết ngày, tháng, năm sinh của mỗi người, nhờ máy tính điện tử có thể dễ dàng xác định được các chu kỳ, điểm chuyển tiếp và sự trung hợp điểm chuyển tiếp giữa các chu kỳ.
Công ty giao thông của Nhật Bản Omi Reilvei đã áp dụng thành tựu vào bảo vệ an toàn giao thông. Họ đã xác định các chu kỳ, các điểm chuyển tiếp giữa các chu kỳ của từng người lái và báo cho lái xe biết trước những "ngày xấu" để họ phòng tránh. Nhờ đó số tai nạn giao thông ở Nhật Bản đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt vào đầu năm áp dụng (969-1970) số tai nạn giao thông đã giảm hản 50%. Theo Cup-ria-nô-vích (Liên Xô cũ) thì giả thuyết về nhịp tháng của các quá trình sinh học xác định ba trạng thái của cơ thể, không chỉ áp dụng ở Nhật Bản mà còn được áp dụng ở nhiều nước Tây Âu vào công tác an toàn, giao thông nói riêng, an toàn lao động nói chung. Các vấn đề trên đây không phải là "thầy bói nói mò" mà dựa vào một dữ kiện thực tế nhất định. Nó cũng phù hợp với nhận thức về mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố địa vật lý vũ trụ với các quá trình hoạt động chức năng của cơ thể.
Nguồn - Trích báo "Hà nội mới chủ nhật" số 73
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn