00:06 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đến Úc xem cách dạy trẻ ứng xử với thua cuộc

Thứ ba - 13/03/2012 13:04
Bài viết này, tôi đi sâu vào một chủ để tưởng chừng đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và hành vi của trẻ thông qua những gì tôi chứng kiến về dạy trẻ ứng xử với thất bại trong nền giáo dục Úc.

Chào đón thất bại điềm tĩnh

Cuộc thi Đầu bếp nhí được chiếu trên truyền hình là một trong những gameshow có tiếng và thu hút được một lượng khán giả khổng lồ ở Úc. Cuộc thi nhằm tuyển lựa hàng ngàn ứng cử viên nhí từ 8-12 tuổi ở khắp nơi trên toàn nước Úc để chọn ra khoảng 20 em thi đấu chiếu trên truyền hình.

Sau mỗi tuần sẽ có một vài em bị loại, và cuối cùng chọn được em nấu ăn tài năng nhất trở thành người chiến thắng.

Gia đình tôi rất thích xem gameshow này, vì sự ngây ngô, dễ thương của các bé khi nấu ăn, và xem các bé biểu diễn những món ăn ngon từ nhiều vùng miền khác nhau.

Điều đọng lại trong tôi nhiều nhất ở cuộc thi này không phải là kỹ năng nấu ăn của các em, cũng không phải là những cuộc phỏng vấn nói chuyện dễ thương nhưng chuyên nghiệp trên truyền hình, mà chính là cách cư xử của các em khi bị thua cuộc. 

Khi bị loại khỏi cuộc chơi, nhiều em cũng rơm rớm khóc, nhưng các em đều đón nhận thất bại một cách điềm tĩnh, hành xử rất lịch sự, và tôn trọng bạn chơi. Những em chiến thắng sau mỗi vòng đấu thì rất khiêm tốn, và những em bị loại thì không tỏ ra quá buồn bã thất vọng.

Các em đều rất tự nhiên ôm nhau, bắt tay chúc mừng nhau, chia sẻ niềm vui chiến thắng hay nỗi buồn phải chia tay người bạn sau cuộc chơi.

Hình ảnh đó làm tôi suy ngẫm rất nhiều và tự đặt câu hỏi “Tại sao trẻ em Úc lại điềm tĩnh và lịch sự đến thế khi đón nhận sự thua cuộc? Đó là ảnh hưởng của văn hóa hay giáo dục?”

Cho trẻ chiến thắng bao nhiêu là đủ?

Trên một trang web nổi tiếng của Úc về việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em, tôi thấy có một diễn đàn được nhiều cha mẹ Úc sôi nổi tham gia, đó là trả lời câu hỏi: “Cho trẻ chiến thắng bao nhiêu là đủ?”

Qua diễn đàn này, nhiều bà mẹ Úc không dấu giếm quan điểm của mình về việc mong muốn cho con mình lúc nào cũng là người chiến thắng, luôn là số một trong mọi cuộc chơi.

Ngược với quan điểm trên, phần lớn các bà mẹ Úc đều cho rằng không nên cho trẻ chiến thắng trong tất cả các trò chơi, mà hãy cho trẻ biết chiến thắng ở mức độ vừa phải, và phải trải nghiệm sự thua cuộc.

Hãy cho trẻ hiểu và cảm nhận được niềm vui trong sự thua cuộc sau mỗi cuộc chơi. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng thắng hay thua không quan trọng, mà hơn hết đó phải là VUI, sau đó là HỌC HỎI được điều mới mẻ từ mỗi cuộc chơi.

Nhiều cha mẹ Úc chia sẻ câu chuyện nuôi dạy con tại nhà, cho trẻ cùng tham gia trò chơi với cha mẹ và cố tình dàn xếp cuộc chơi để con mình thỉnh thoảng phải thua cuộc.

Qua những cuộc chơi vui với cha mẹ như thế, trẻ sẽ đón nhận sự thua cuộc một cách nhẹ nhàng, vì trẻ hiểu là thua hay thắng không quan trọng bằng trò chơi có vui hay không, có hấp dẫn trẻ hay không.

Nhiều cha mẹ cũng chia sẻ hậu quả của việc muốn cho con mình luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động tập thể, mong cho con luôn chiến thắng ở tất cả các trò chơi, và kết cục là sự chiến thắng tạo cho trẻ sự tự tin thái quá, thậm chí kiêu ngạo coi thường bạn chơi, và tệ hại hơn là trẻ khó lòng chấp nhận sự thất bại. 

Đón nhận những thứ tồi tệ nhất một cách nhẹ nhàng

Tôi có người bạn làm cùng cơ quan có một bé gái khoảng 6 tuổi, hai vợ chồng vừa ly hôn được gần một năm. Hôm đến nhà người bạn chơi, tôi thấy cháu bé có nũng nịu hỏi mẹ cháu một câu: “Mẹ ơi, con nhớ bố. Nếu bố đi lấy bạn gái của bố thì bố có về chơi với con không?”
 
Tôi giật mình hỏi lại là con gái của bạn đã biết hai bạn ly hôn rồi sao? Bạn tôi gật đầu và giải thích rằng cô ấy muốn cho con biết những điều này càng sớm càng tốt, ngay từ khi cháu bắt đầu biết nhận thức để cháu đón nhận sự thật một cách dễ dàng hơn.

Đối với xã hội Úc nói chung và xã hội phát triển nói riêng, việc cha mẹ ly hôn hay làm người mẹ đơn thân rất phổ biến, vì vậy không có gì phải giấu diếm hoặc phải chờ cho tới khi con cái đến tuổi trưởng thành mới chia sẻ.

Nhưng bạn tôi có nhấn mạnh là đối với trẻ nhỏ, khi bạn chia sẻ điều này thì phải giải thích hai điều quan trọng sau cho trẻ hiểu: Đó là cho dù cha mẹ không sống với nhau nữa, nhưng cha mẹ lúc nào cũng yêu con, chăm sóc và bên cạnh con.

Quan trọng nữa là phải cho trẻ biết cha mẹ ly hôn không phải lỗi của con vì rất nhiều trẻ tự trách mình là nguyên nhân làm cho cha mẹ ly hôn chỉ vì mình như không thay quần áo bẩn, hay làm vỡ tách chén, v.v.

Bạn tôi còn bắt đầu giải thích cho con hiểu những điều xa hơn nữa như thế nào là sự sống, là cái chết, và rất nhiều thứ tồi tệ khác trong cuộc sống, để trẻ sớm hiểu rằng mọi sự vật, sự việc diễn ra thật đơn giản và tự nhiên. Trẻ được trang bị kiến thức và tâm lý để sẵn sàng chấp nhận những thứ tồi tệ nhất một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh và có văn hóa.

Theo Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 104

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 103


Hôm nayHôm nay : 16379

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1216836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72899545