23:49 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Gót sen ba tấc" - Nét đẹp chuẩn mực của phụ nữ Trung Quốc xưa

Thứ năm - 02/02/2012 08:04
Nhiều phụ nữ Trung Quốc thời xưa đã phải đau đớn chịu bó chân trong đôi giày vải có kích thước chỉ nhỉnh hơn bao thuốc lá, để có được “Kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc).

Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.

 

Đôi giày có kích thước chỉ nhỉnh hơn bao thuốc lá

 

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. Đó được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.

 

Để bó chân, người xưa đã dùng một dải vải dài được dệt rất chắc chắn, bọc quanh đôi bàn chân của những bé gái nhằm hạn chế sự phát triển của khung xương bàn chân. Khi xương bàn chân bị hạn chế bởi dải vải dài sẽ trở nên biến dạng, gây đau đớn khôn cùng, thậm chí còn khiến thịt bị thối rữa khi móng chân ăn sâu vào trong thịt. Nhiều giả thuyết cho rằng tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Thanh nhưng thực chất nó đã có từ thời nhà Tống. Thời nhà Đường không phổ biến tục lệ này và tục bó chân phát triển hưng thịnh nhất là vào thời nhà Thanh.

 

Đôi chân bé xíu không cân xứng với cơ thể

 

Nếu trước đây chỉ có phụ nữ trong gia đình cao quý mới bó chân thì đến thời nhà Thanh, tục lệ này đã trở thành trào lưu trong xã hội, rồi dần dần biến thành tập tục và gu thẩm mỹ “bệnh thái”.

Đối với phụ nữ Trung Quốc thời đó, đẹp mới quan trọng. Đẹp đồng nghĩa với việc có được con đường sống tươi đẹp nhất, còn sức khỏe và việc đi lại trên đôi chân dị dạng không phải là yếu tố cần quan tâm.

 

Đôi bàn chân “gót sen ba tấc”, nỗi ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ Trung Quốc xưa

 

Theo_Bưu điện VN

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 939600

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71166915