20:17 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Xôn xao “rắn thần” không lưỡi, đổi màu

Thứ sáu - 04/05/2012 00:21
Con rắn kỳ lạ đã nhanh chóng được người dân ở đây "suy tôn" là "xà linh" và được người dân canh phòng bảo vệ nghiêm ngặt.
Mấy ngày qua, hàng nghìn người dân đã đổ về bãi kho thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh để xem một con rắn không lưỡi đẻ trứng và biến đổi màu sắc. Con rắn kỳ lạ đã nhanh chóng được người dân ở đây "suy tôn" là "xà linh" và được người dân canh phòng bảo vệ nghiêm ngặt.
 

Cận cảnh "xà linh" và ổ trứng.

 
Rắn lạ đẻ trứng trên xe máy

Cụ Đặng Quốc Bàu (84 tuổi)- một người dân trong làng cho biết, từ lúc bé đến giờ cụ chưa bao giờ chứng kiến sự việc lạ kỳ như thế này. Theo kinh nghiệm các cụ ngày xưa, rắn bò vào nhà dân là điềm lành nhưng họ không mang ra đình mà để yên trong nhà rồi rắn sẽ tự đi. Nhưng đối với "xà linh", đã 18 ngày trôi qua mà vẫn chưa có dấu hiệu muốn tìm về với thiên nhiên như những đồng loại khác.
Cho đến bây giờ, nhiều người dân hiếu kỳ vẫn hàng ngày tìm đến để tận mắt chứng kiến sự kỳ lạ của "xà linh". Làng quê thuần nông vốn bao năm thanh bình nay trở nên xôn xao vì một con rắn nhỏ. Sự việc này rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương để lấy lại trật tự cho làng xóm.


Giữa cái nắng đầu hè lên đến 40 độ, rát bỏng, khô khốc của miền Trung, người dân ở khắp nơi vẫn rồng rắn nối đuôi nhau đến bãi sân kho của thôn Tân Quang để được tận mắt chiêm ngưỡng ngài "xà linh". Phần đa trong số họ là học sinh, sinh viên, tranh thủ dịp nghỉ lễ đã tìm về tận nơi để thỏa mãn sự hiếu kỳ. Cũng vì số lượng người đổ về quá đông nên trên bãi đất rộng vốn thường ngày là sân bóng đá của thanh niên trong làng, một khung rạp đã được dựng tạm cho khách phương xa ghé chân trú nắng. Xung quanh khung rạp dựng tạm này, hàng trăm xe đạp, xe máy để ngổn ngang, không chừa một lối đi. Cách đó không xa là một ngôi miếu đang xây dựng dở.

Chị Nguyễn Thị Lý - người đầu tiên nhìn thấy sự xuất hiện của "xà linh" kể: Vào tối 23/3 (âm lịch) do đi làm đồng về muộn nên chị dựng luôn chiếc xe máy của mình trước hiên nhà rồi đi ngủ. Đến sáng hôm sau, khi vừa ngủ dậy, con gái chị phát hiện thấy có một chú cóc vàng ngồi ngay bánh xe trước, bên cạnh là một chùm trứng nhỏ như hòn bi ve, màu trắng. Cứ ngỡ cậu con trai nghịch ngợm, nhặt trứng thằn lằn hoặc trứng chim ở đâu mang về nên chị bảo cô con gái nhặt toàn bộ trứng cho vào túi ni lông để mang đi vứt. Tuy nhiên, được một lúc sau thì chị phát hiện ngay dưới chân gương ở đầu xe máy có một con rắn đang nằm cuộn tròn, đuôi cũng cuộn giữ chặt lấy bọc trứng đang nằm trên mặt đồng hồ công tơ mét.

"Khi thấy rắn nằm gọn trên đầu xe tự nhiên tôi thấy hoang mang và lo lắng vô cùng. Cứ thử nghĩ xem, xe máy sạch sẽ và trơn bóng như vậy mà rắn bò lên đẻ trứng thì chắc chắn phải có điềm gì đó xảy ra. Cả đêm hôm đó tôi cho bật đèn sáng khắp cả nhà và không tài nào ngủ được. Cả tuần sau làm gì tôi cũng thấy thấp thỏm, lo âu, không thể tập trung làm được. Mãi tới ba ngày gần đây tôi mới bình tâm trở lại".

Sự việc nhanh chóng được chị Lý báo cho những người họ hàng và hàng xóm xung quanh nhà. Nhiều người đã khuyên chị nên tìm đến một số thầy pháp để nhờ họ tư vấn cách giải quyết. Sau khi tìm đến nhà một nữ thầy pháp tên Quế, chị Lý được người này khuyên nên mua lễ vật về làm lễ rồi "rước" rắn ra đồng thả. Chưa yên tâm với lời tư vấn trên, chị Lý còn tìm đến một nam thầy pháp tên Sơn, cách nhà chị 1km để xin thêm lời khuyên. Vị này sau khi nghe kể đầu đuôi câu chuyện cũng khuyên chị Lý nên mua các lễ vật về lễ rồi mang rắn ra đồng thả. Nghe theo lời hai vị thầy pháp, đến sáng 26/3 (âm lịch) chị Lý cùng ông Hà Phan (một người họ hàng bên nhà chồng) sắp xếp lễ vật lên ban thờ để làm lễ xin rước rắn ra đồng.

Mẹ con chị Lý cho toàn bộ trứng rắn vào một chiếc túi to, có lót lá chuối, sau đó dùng một cây gậy dài để rắn quấn vào nhưng rắn không quấn. Đến 12h trưa thì rắn tự chui vào túi ni lông, đầu hướng ra ngoài, miệng ngoác rộng nhìn thì không thấy lưỡi".
 
Ông Hà Phan - người chứng kiến toàn bộ sự việc đang kể lại với
phóng viên.
Một ngôi miếu vừa được dựng nên từ số tiền công đức của khách
 thập phương khi đến chiêm ngưỡng "xà linh".

Biết uống nước ngọt và biến đổi màu

"Xà linh" khi mang ra sân kho được "ngự" dưới chân thiên đài (một ngôi miếu nhỏ thờ ngoài trời, do một cụ già trong làng tên là Đặng Quốc Bàu lập vào năm 2002 để thờ các vong hồn "không nơi nương tựa"), xung quanh được rào chắn bởi những thanh tre kiên cố. Bên ngoài rào chắn có một ban thờ dựng tạm, trên ban thờ có đầy đủ nước suối, hoa quả, bột ngũ cốc, bánh kẹo... do khách thập phương mang đến lễ và một bát hương lớn. Bên trái ban thờ này là một hòm công đức bằng kính nho nhỏ.

Phía trên hàng rào còn có một tờ thông báo được viết bằng tay ghi rõ: "Đây là luật nghiêm cấm của làng chỉ chiêm ngưỡng bằng mắt của mình, cấm tất cả những ai dùng tay của mình nắm lấy ngài giơ lên đặt xuống. Cách ứng xử thiếu văn hóa, xúc phạm đến ngài - di sản sống linh thiêng của làng là vi phạm quy ước luật lệ của làng là không được. Xin tất cả du khách gần xa phải lưu tâm gìn giữ di sản sống linh thiêng của làng, không được ai vi phạm. Nếu vi phạm là phải chịu trách nhiệm trước làng".
 

 Người dân không quản trời nắng nóng tìm đến bãi kho thôn Tân Quang để bàn tán về một hiện tượng mà họ chưa bao giờ gặp.


Theo ông Hà Phan thì từ ngày có "xà linh" xuất hiện, người dân đổ xô về xem đã công đức rất nhiều tiền. Có ngày cao điểm, số tiền công đức lên tới ba triệu đồng. Số tiền này đã được người dân dùng để xây một ngôi miếu lớn bên cạnh chỗ thờ rắn hiện tại. 

Quan sát kỹ thấy "xà linh" mang dáng dấp của loài rắn nước, lưng có vẩy, thân mình dài khoảng 6 gang tay, miệng không có lưỡi, mắt bên trái bị hỏng có màu đỏ đục... Đặc biệt, "xà linh" rất hiền, ai đến gần cũng có thể sờ mó hoặc cầm nắm mà không phản ứng gì. Và theo những người dân ở đây thì "xà linh" có thể biến đổi nhiều màu sắc trong ngày. Lúc là màu đen, lúc màu hồng phớt trắng, lúc màu vàng, lúc màu nguyên thủy của rắn nước... Và dù không có lưỡi nhưng "xà linh" rất nhạy cảm, mỗi khi có người đến gần "xà linh" đều mấp máy miệng hoặc quay đầu về phía người dân gật gù. Có người thậm chí còn thử thách "xà linh" bằng cách mua một chai nước ngọt C2 về sau đó cho "xà linh" uống. "Xà linh" không những uống tới ba ngụm mà còn chui tọt vào chai C2 vùng vẫy một lúc rồi mới chui ra.

"Đang yên đang lành thì 11h ngày 30/3 (âm lịch) "xà linh" tự nhiên biến mất. Tối hôm đó trời nổi cơn dông, mưa to gió lớn. Và đến sáng ngày 1/4 (âm lịch), ngài lại bò về, đi trước là một con cóc đen dẫn đường. Khi về, "xà linh" luôn nằm hoặc quấn quanh con hổ phía Đông dưới chân thiên đài chứ không bao giờ nằm quanh con hổ phía Tây. Và cũng từ đó, cứ vào khoảng 19h mỗi ngày lại xuất hiện một con cóc vui chơi cùng "xà linh". Theo quan sát của tôi, dù không thể phát ra âm thanh nhưng "xà linh" có thể nhận biết những hành động của con người đối với mình. Ví dụ, có một ông già trong làng ra thắp hương rồi xòe hai bàn tay ra theo kiểu bắt tay, "xà linh" tự động bò lên nằm gọn trong lòng bàn tay của cụ già đó" - ông Hà Phan kể thêm.

Toàn bộ số trứng "xà linh" đẻ được lúc đầu là 49 quả, nhưng trong quá trình thu nhặt chị Lý vô tình làm vỡ mất một quả, còn lại 48 trứng. Tuy nhiên, sau đêm rước "xà linh" ra thiên đài thì chỉ còn 38 trứng, 10 trứng bị biến mất không dấu vết. Toàn bộ trứng còn lại đều bị méo mó và nhăn nhúm, không tròn trĩnh như bình thường. Cho đến bây giờ vẫn chưa thấy "xà linh" đẻ thêm trứng nào nữa.
 
Chỉ là rắn nước bình thường!

Theo nhận định của tôi, con rắn trên thuộc loại rắn nước bình thường. Môi trường sống của loài rắn này rất đa dạng như: Sông hồ, ao suối, rừng núi… Chúng thường đẻ trứng từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 và nở trứng vào tháng 8. Trứng của loài rắn này thường có hình bầu dục và do được nuôi dưỡng tự nhiên nên nó sẽ không căng mọng mà tong teo, nhăn nheo.

Về chuyện con rắn trên không có lưỡi là chắc người dân nhìn nhầm vì không có loài rắn nào là không có lưỡi cả ngoại trừ giống rắn thuộc họ thằn lằn. Còn bình thường có những loài rắn lưỡi bị chẻ đôi hoặc lưỡi là một mẩu nhỏ ẩn trong miệng. Nhiều khả năng, con rắn trên có lưỡi nhưng bị ẩn vào một góc nào đó trong miệng nên mọi người không nhìn thấy.

Chuyện rắn có thể biến đổi nhiều màu sắc trong ngày cũng là chuyện khó tin vì ở Việt Nam rất ít loài rắn có thể biến đổi màu sắc. Nếu có, chỉ chuyển từ thể đậm sang thể nhạt. Ví như một con rắn bị nhốt lâu ngày trong bao tải thì khi mở ra rắn sẽ bị nhạt màu mà thôi.

Còn chuyện rắn có thể uống được các loại nước ngọt thì cũng bình thường. Theo tôi suy đoán, con rắn này đang ở thời kỳ sinh đẻ lại thêm thời tiết nắng nóng nên cho chúng uống nước gì chúng cũng sẽ uống. Ngoài ra, rắn là một loài rất hiền, chỉ khi giẫm đạp lên chúng hoặc làm chúng đau thì mới cắn lại người. Còn ra, nếu mình vuốt ve hoặc thậm chí chơi với chúng như một cách thuần từ thì chúng sẽ để yên cho mình làm. Đó là lý do vì sao khi khách thập phương đến xem, chìa tay ra mà rắn bò vào tay người nằm. Điều này hoàn toàn không có gì lạ.

Từ những yếu tố cơ bản trên, có thể tạm thời kết luận, con rắn này là rắn nước bình thường, không có gì kỳ lạ. Nó mang những đặc điểm và biểu hiện của loài rắn nói chung.

Giáo sư Lê Nguyên Ngật -
Nguyên giảng viên khoa Sinh, 
ĐH Sư phạm Hà Nội
Theo Giadinh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1251463

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72934172