21:51 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tục treo quan tài trên vách đá - huyền táng thời cổ xưa

Thứ năm - 08/03/2012 21:14
Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian...

Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ và nghi thức: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp, thành lập và cuối cùng là thành ma! Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về với cát bụi. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm và cách thức mai táng người chết cũng không giống các dân tộc khác. Hôm nay, hãy cùng chúng mình cùng tìm hiểu một trong những hình thức mai táng cổ xưa ở Trung Quốc và một số quốc gia: treo quan tài trên núi.

 

Treo quan tài trên núi là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền táng - một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Huyền táng: trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm.

 

p15

Người ta cho rằng vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian. Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”.

 

Người ta còn tin rằng quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi. Cũng theo quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính thế nên đối với những bậc bô lão già làng có chức sắc khi mất sẽ được đặt trong những cỗ quan tài tốt nhất và ở độ cao nhất. Ngược lại, phàm là những kẻ bình thường, bị người khác ghét bỏ thì khi chết thì chỉ được chôn ở những vị trí cực thấp.

 

p16

Đây là một hình thức mai táng đặc biệt của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, bắt nguồn từ dân tộc Bo. Trong những năm cuối của triều đại nhà Minh (1368 - 1644), quân đội đế quốc đã áp bức một cách tàn nhẫn các dân tộc thiểu số của tỉnh Tây Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam. Để thoát khỏi sự áp bức, tộc người Bo buộc phải di cư đến nơi ở mới, họ giấu tên thật và đồng hóa với các nhóm dân tộc khác.

 

p17

Với những người không may qua đời, họ phải làm các giá đỡ để treo quan tài hay đặt quan tài vào các hang thiên nhiên lộ thiên cách mặt đất từ 20 đến hơn 100 mét, cái cao nhất được phát hiện cỡ 130m. Phúc Kiến được xem là nơi có lịch sử huyền táng lâu đời nhất Trung Quốc, (cách nay khoảng 3.000 năm) nhưng nơi có nhiều di tích huyền táng nhất là núi Võ Di. Quan tài được huyền táng có nhiều hình dáng: dạng thuyền độc mộc, dạng hộp, dạng rương được khoét rỗng từ một súc gỗ nguyên khối.

p18

Chứng kiến những nghĩa địa chôn cất trên vách núi dựng đứng hẳn mọi người sẽ tự hỏi làm thế nào mà cư dân cổ đại có thể tạo ra những chiếc quan tài như vậy? Cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này đã dấy lên bao giả thuyết trong giới khoa học.

 

Theo Cui Chen, người phụ trách Bảo tàng Yibin, xem xét ba cách khác nhau những chiếc quan tài của người Bo có thể đã được đưa ra, cho biết: Giải pháp thứ nhất là sử dụng những dốc đất, song giả thuyết này có vẻ không khả quan vì dân tộc này thiểu số rất ít người và lại không có đủ đất đai để làm điều đó. Giải pháp thứ hai được đưa ra cũng tỏ ra không mấy khả thi, đó là sử dụng giàn giáo cổ để đưa những cỗ quan tài lên độ cao. Tuy nhiên, người xưa nhất là dân tộc thiểu số rất khó có thể nghĩ ra cách trên cũng như cho tới nay, chưa hề có một bằng chứng cụ thể hay dấu vết chứng tỏ cách thức này được tiến hành. Giải pháp thứ ba có thể coi là thuyết phục nhất. Đấy là sử dụng những sợi dây thừng bện thật chắc, đưa những chiếc quan tài từ trên cao xuống thấp nơi các vách đá đang chờ sẵn. Nghe có vẻ hợp lý với trình độ nhận thức khoa học của người dân thời xưa.

 

p19

p20

Bên cạnh đó, huyền táng cũng là một nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân tại vùng Sagada, Philippines. Nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân nơi đây đã tồn tại hàng ngàn năm qua. Sau khi mất, gia đình sẽ đặt người chết vào trong chiếc quan tài và mang đến một hang động để an táng. Nhưng thay vì được chôn xuống dưới đất, chiếc quan tài lại được treo trên các vách đá hoặc đặt dưới các tảng đá lớn trong hang động.

p21

Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn. Do ảnh hưởng của thiên nhiên, những chiếc quan tài cũng cũ dần, nó bị hỏng và rơi xuống, người ta lại đặt chúng vào những vị trí thấp hơn. Hầu hết những chiếc quan tài mới có kích thước lớn hơn và màu sắc sặc sỡ hơn.

 

Việt Anh

Nguồn MASK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004319

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71231634