17:23 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

10 năm xây dựng Nông thôn mới: Nhiều thành tựu nổi bật

Thứ năm - 19/09/2019 03:51
HNP - Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được thành phố Hà Nội triển khai từ năm 2009 và đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, triển khai, thực hiện. Bộ tiêu chí về NTM, vùng nông thôn thủ đô đã có những thay đổi rõ nét, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng lúa hữu cơ tại huyện Chương Mỹ


Vượt qua khó khăn xây dựng nông thôn mới 
 
Trước khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM, trên địa bàn thủ đô nhiều nơi đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là ở các xã xa trung tâm. Thời điểm đó tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống của một bộ phận dân cư vùng xa trung tâm, vùng miền núi còn khó khăn; cơ sở vật chất về giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, điện chiếu sáng,… còn thiếu, cần nguồn lực lớn để đầu tư phát triển.
 
Trong khi đó, ngành nông nghiệp giá trị sản xuất chỉ đạt bình quân 1,75% năm. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất chưa cao. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đầu tư chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa mới đạt 71,9%; đường trục thôn được bê tông hóa mới đạt 61,5%...
 
Đời sống và thu nhập của một số bộ phận nông dân còn thấp, năm 2010, mới đạt 13 triệu đồng/người/năm; chênh lệch về thu nhập và hưởng thụ văn hóa của người dân ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị còn khoảng cách lớn.
 
Trước thực trạng đó, Thành ủy Hà Nội đã xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó, trọng tâm là xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt. Từ Đại hội đại biểu lần thứ XV đến Đại hội đại biểu lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020) Thành ủy xác định “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng thành chương trình công tác lớn, trọng tâm của toàn khóa đó là Chương trình số 02. 
 
Xác định xây dựng NTM là chương trình lớn để từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Để thực hiện tốt xây dựng NTM thì người dân đóng vai trò chủ thể trong mọi hoạt động, từ đó, các cấp, ngành trong thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” đã được lan rộng trong toàn Thành phố, nhận thức của người dân được nâng lên, hiểu biết được đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, mục tiêu của việc thực hiện Chương trình để từ đó tích cực tham gia thực hiện.
 
Những kết quả từ xây dựng nông thôn mới
 
Cũng từ chương trình xây dựng NTM, hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn của thành phố ngày càng được đầu tư cơ bản đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân khu vực nông thôn.
 
Ngoài huy động nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, trong 10 năm qua, thành phố Hà Nội đã vận động hàng nghìn tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình chung sức xây dựng NTM với tổng kinh phí 14.740.630 triệu đồng, chiếm 19,3% tổng kinh phí huy động. Điển hình như: huyện Chương Mỹ 1.791.138 triệu đồng, huyện Hoài Đức 1.291.103 triệu đồng, huyện Sóc Sơn 1.222.593 triệu đồng,…
 
Trong 10 năm qua, tổng kinh phí huy động ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp, hợp tác xã,... là 4.941.004 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2010-2018 là 3,34%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2018 đạt 259 triệu đồng/ha/năm, vượt trước 02 năm mục tiêu Chương trình đề ra (250 triệu đồng/ha/năm) tăng 117 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010 (133 triệu đồng/ha/năm).
 
Đến nay, thành phố Hà Nội có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Thành phố đã hoàn thiện hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện Gia Lâm, Quốc Oai đạt chuẩn NTM năm 2018. 
 
Toàn Thành phố có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 124 xã so với cuối năm 2015 và 3 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2018. Còn 61 xã chưa được công nhận đạt chuẩn NTM có 10 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 43 đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 08 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí.
 
Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm (tăng 33,5 triệu đồng so với năm 2010 là 13 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm từ 7,52% (116.057 hộ nghèo) đầu năm 2011 xuống còn 0,96% (17.260 hộ nghèo) cuối năm 2015.
 
Vẫn còn nhiều khó khăn
 
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội, thực hiện chương trình xây dựng NTM của thành phố hiện vẫn còn những khó khăn. Trong đó việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, tăng trưởng nông nghiệp còn thấp.
 
Kết quả xây dựng NTM giữa các huyện còn chưa đồng đều, trong khi một số huyện đã có 100% số xã đạt chuẩn thì vẫn còn một số huyện còn nhiều xã chưa đạt.
 
Để đạt được nhiều kết quả hơn trong giai đoạn tới, thành phố sẽ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết, cần linh hoạt, sáng tạo, cụ thể hóa Nghị quyết bằng chương trình; đồng thời cụ thể hóa chương trình bằng các đề án, dự án, kế hoạch phù hợp; Ưu tiên đầu tư các dự án phục vụ sản xuất như thủy lợi, giao thông nội đồng; Kế thừa tối đa các công trình hiện có kết hợp nâng cấp và xây dựng mới; Lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động xây dựng NTM.
 
Thành phố sẽ phấn đấu đến năm 2020 Thành phố có 85% trở lên số xã đạt chuẩn NTM (tăng 5% so với mục tiêu của Chương trình), có từ 10 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn NTM. Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

Theo Lê Tâm/Hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 132


Hôm nayHôm nay : 47865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 399346

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60721303