14:56 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất, khai thác thủy hải sản sau sau sự cố Formosa

Chủ nhật - 28/08/2016 08:45
Ngày 27-8, tại TP Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh TT-Huế tổ chức Hội nghị “Báo cáo tiến độ kê khai thống kê thiệt hại do sự cố môi trường và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ Tài nguyên và môi trường” (TN&MT).

Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương. Lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương và các địa phương Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT-Huế tham dự.

Tại hội nghị, Bộ NN&PTNT đã đưa ra các phương án hướng dẫn khai thác, giám sát sản phẩm hải sản khai thác, nuôi trồng thủy sản và nghề muối tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến TT-Huế để lấy ý kiến của các địa phương để tiếp tục kịp thời chỉ đạo sản xuất.

Đối với lĩnh vực khai thác hải sản: Bộ NN&PTNT đưa ra bốn phương án để lấy ý kiến của các địa phương: Phương án 1: Cấm ngư dân khai thác hải sản tại vùng biển từ 10 hải lý trở vào bờ kéo dài từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến hết hòn Sơn Chà (TT-Huế) và tăng cường công tác giám sát an toàn sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu khai thác về bờ. Phương án 2: Cho phép ngư dân khai thác bình thường nhưng cấm ba vùng biển các bờ 1,5km thuộc Sơn Dương (Hà Tĩnh) với diện tích 300km2; Nhật Lệ (Quảng Bình) với diện tích 330km2; hòn Sơn Chà (TT-Huế) với diện tích 160km2 và tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm và sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ. Phương án 3: Cho phép ngư dân khai thác bình thường; tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ; cấm nghề khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào tại bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến TT-Huế đối với các nghề lưới kéo, rê đáy, lăn, lồng bẫy. Phương án 4: Cho phép ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển và tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ.

Đối với nuôi trồng thủy sản: Khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản bình thường trên biển và vùng ven biển tại bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế. Tập trung tăng cường quan trắc môi trường, thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi, có biện pháp xử lý kịp thời khi môi trường biến động nhằm đảm bảo sự sinh trưởng cho thủy sản nuôi.

Đối với nghề muối: Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân tham gia hoạt động sản xuất muối bình thường và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo định kỳ (ba tháng/lần).

Đối với Đề án về các chính sách bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường cũng đã được đưa ra trao đổi tại hội nghị. Về hỗ trợ khẩn cấp, ổn định đời sống người dân khi xảy ra sự cố môi trường biển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định hỗ trợ cho ngư dân, cơ sở nuôi trồng, thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá và đã được các địa phương tiến hành thực hiện trong thời gian vừa qua.

Về chính sách khôi phục, phát triển sản xuất: Cho chủ tàu vay vốn tín dụng đóng tàu cá mới có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Hộ gia đình tham gia khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy hải sản, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường biển có nhu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm nghề khác sẽ được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội khác trong thời gian tới như: hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế trong ba năm cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; hỗ trợ 100% học phí cho con em người dân bị thiệt hại đang theo học phổ thông, đại học trong và ngoài công lập trong hai năm học (2016-2017 và 2017-2018).

Đặc biệt, người dân bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển có nhu cầu học nghề sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo đào tạo nghề đối với người tham gia học nghề ngắn hạn để chuyển đổi việc làm; hỗ trợ toàn bộ học phí cho một khóa đào tạo đối với người bắt đầu tham gia học nghề dài hạn; hỗ trợ học phí thời gian còn lại của khóa đào tạo đối với người đang theo học nghề dài hạn. Mặt khác, con em của người dân vùng bị ảnh hưởng theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học cũng được hỗ trợ vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Đối với người lao động có nhu cầu tiếp tục công việc đang làm hoặc tự tạo việc làm mới sẽ được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm và được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn (nếu có nhu cầu) để bắt đầu công việc mới. Còn người lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm, tìm việc làm mới trong nước sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm; được ưu tiên lựa chọn tham gia các dự án, hoạt động về khôi phục, tái tạo môi trường biển và nguồn lợi thủy sản tại địa phương khi có điều kiện; trường hợp người lao động có nhu cầu được đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thì được đào tạo miễn phí.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhận lao động thuộc đối tượng bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển sẽ đươcụ ưu tiên vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Riêng cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên người lao động thuộc đối tượng của Đề án được vay vốn với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% trở lên người lao động là người khuyết tật. Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đối với người dân bị ảnh hưởng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ 100% vốn vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, được học nghề, học ngoại ngữ,... Riêng đối tượng là người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú tại các xã bị ảnh hưởng được hỗ trợ theo Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, hội nghị cũng đã bàn thảo về các chính sách xử lý nợ và hỗ trợ tiền lãi suất vay, tiền nộp thuế; chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản và chính sách khôi phục hoạt động du lịch.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, sau khi tổng hợp ý kiến của các đại biểu đã đưa ra giải pháp tiếp tục để các ngư dân khai thác trên vùng biển bình thường và không biệt phân biệt vùng biển trên/dưới 20 hải lý.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo hiện nay chưa nên khai thác ba vùng biển do Bộ TN&MT công bố, đó là ba vùng biển các bờ 1,5km thuộc Sơn Dương (Hà Tĩnh) với diện tích 300km2; Nhật Lệ (Quảng Bình) với diện tích 330km2; hòn Sơn Chà (TT-Huế) với diện tích 160km2. Ngoài ra, do tầng đáy bị tổn thương nhiều nhất và chưa phục hồi cho nên Bộ NN&PTNT khuyến cáo chưa nên khai thác.

Việc lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm và công bố hải sản có an toàn hay không do Bộ Y tế là đơn vị chủ trì, có trách nhiệm lấy mẫu, tiến hành kiểm tra phân loại và xác nhận và công bố cho chủ cơ sở thu mua và người tiêu dung được biết. Đối với hải sản khai thác mới sau khi có công bố của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu và phân tích giám sát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm sau khi khai thác về.

Theo CÔNG HẬU – HẦU TỶ/nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 441619

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73488590